Người phụ nữ đầu tiên trên thế giới khỏi HIV nhờ liệu pháp cấy tế bào gốc Thứ Ba, 08/02/2022, 16:00
Virus gây suy giảm miễn dịch (HIV) trong cơ thể một người phụ nữ tại Mỹ đã sụt giảm sau khi người này được cấy ghép tế bào gốc từ người thân và máu cuống rốn từ một đứa trẻ sơ sinh không có quan hệ huyết thống.
Theo đài Sputnik, cô là người phụ nữ đầu tiên trên giới và là bệnh nhân thứ 4 thuyên giảm virus HIV sau khi áp dụng điều trị qua liệu pháp gene trên. Người phụ nữ được giấu tên điều trị tại trung tâm y tế Weill Cornell thuộc thành phố New York.
Virus HIV (màu vàng) bao quanh tế bào bệnh nhân. (Ảnh: NYTimes)
Các tế bào gốc được đưa vào cơ thể nữ bệnh nhân mang một thể đột biến khiến gene CCR5 – đường đi cho virus HIV xâm nhập vào hệ miễn dịch của con người – trở thành một cổng gác chắc chắn trước virus.
Nếu không được điều trị kịp thời, bị nhiễm HIV trong thời gian dài có thể chuyển biến thành Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải (AIDS) đe dọa tính mạng người bệnh.
Mặc dù cô vẫn chưa được tuyên bố là chữa khỏi hoàn toàn song đã ngừng uống thuốc kháng virus – một loại thuốc mà bệnh nhân nhiễm HIV phải uống hàng ngày – từ tháng 10/2020. Nữ bệnh nhân được cấy ghép tế bào gốc vào tháng 8/2017.
HIV được biết đến là một trong những loại virus truyền nhiễm cứng đầu nhất thế giới. Phần lớn các phương pháp chữa trị đều bị vô hiệu hóa trước loại virus này. Trước năm 1996, việc bị nhiễm HIV được xem là bản án tử cho mỗi bệnh nhân.
Mặc dù nhiều loại thuốc mới đã được sản xuất nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm xảy ra hoặc ngăn virus ở ngưỡng mức thấp, cho đến nay, vẫn chưa có phương pháp chữa trị thực sự nào hiệu quả được chứng minh như liệu pháp cấy ghép tế bào gốc.
Theo khoahoc.tv
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
Các tin khác
- Áp dụng phương pháp xét nghiệm đơn giản để phát hiện sớm bệnh lao ở trẻ em và người nhiễm HIV Thứ Tư, 19/01/2022, 17:00
- Mỹ phát triển phương pháp 'tiêu diệt' HIV tiềm ẩn trong tế bào Thứ Ba, 18/01/2022, 16:00
- HIV và AIDS có khác nhau? Thứ Tư, 12/01/2022, 15:00
- Người nhiễm HIV mới có xu hướng giảm Thứ Tư, 29/12/2021, 15:00
- Thực hiện phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh đại dịch COVID-19 Thứ Ba, 28/12/2021, 14:00
- Mỹ cấp phép thuốc dự phòng lây nhiễm HIV dạng tiêm đầu tiên Thứ Tư, 22/12/2021, 14:00
- Vaccine mARN ngăn HIV cho kết quả tốt ở động vật Thứ Tư, 15/12/2021, 14:00
- Vì sao virus HIV có thể đứng đằng sau sự xuất hiện của Omicron? Thứ Ba, 14/12/2021, 15:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị Thứ Tư, 08/12/2021, 20:00
- Ảnh hưởng của thuốc lá với người nhiễm HIV Thứ Tư, 08/12/2021, 17:30
- WHO: Châu Phi có thể không đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030 Thứ Tư, 08/12/2021, 15:00
- Hơn 4 năm H'Hen Niê đồng hành với người sống chung HIV Thứ Ba, 07/12/2021, 17:00