Thuốc tránh thai khẩn cấp – những điều cần biết Thứ Bẩy, 02/03/2024, 00:00
Thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng để ngừa thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc có sử dụng biện pháp bảo vệ khác nhưng lo sợ không thành công. Vậy cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp?
1. Thuốc tránh thai khẩn cấp là gì?
Thuốc tránh thai khẩn cấp có chứa hormone hoặc các chất hóa học được sử dụng cho nữ giới với mục đích ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn sau khi xảy ra quan hệ tình dục không an toàn.
Những tình huống thường gặp phải sử dụng biện pháp ngừa thai khẩn cấp như quên thuốc tránh thai hàng ngày, bị thủng bao cao su lúc quan hệ hoặc những trường hợp sau khi bị xâm hại tình dục.
2. Cơ chế tác động của thuốc tránh thai khẩn cấp
- Thuốc làm ngừng việc rụng trứng tự nhiên ở phụ nữ;
- Ngăn chặn sự thụ tinh, nếu như trứng đã rụng;
- Ngăn cản sự hình thành túi thai bằng cách ngăn thụ thai hoặc ngăn cản phôi thai làm tổ.
Lưu ý: Thuốc tránh thai khẩn cấp không phải là thuốc phá thai. Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai khẩn cấp là ngăn cản việc thụ thai, không phải kết thúc quá trình mang thai. Nếu quá trình làm tổ đã diễn ra, túi thai đã hình thành thì thuốc tránh thai khẩn cấp không có tác dụng.
3. Hoạt động của các loại thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp dạng viên uống có 3 loại tùy theo thành phần: thuốc chứa ulipristal, thuốc chứa progestin và thuốc phối hợp.
Đối với thuốc viên, khi được uống vào cùng một thời điểm sau quan hệ, thuốc viên chứa Ulipristal có hiệu quả hơn so với viên chứa Progestin. Viên tránh thai khẩn cấp phối hợp có hiệu quả thấp nhất.
- Viên ngừa thai khẩn cấp chứa Ulipristal: Làm trì hoãn hoặc ngăn chặn rụng trứng. Để có tác dụng ngừa thai, thuốc phải được uống trong vòng 5 ngày sau khi có quan hệ tình dục không an toàn. Thuốc cần được kê đơn bởi bác sĩ.
- Viên ngừa thai khẩn cấp chứa Progestin (levonorgestrel): Làm trì hoãn hoặc ngăn chặn rụng trứng. Thuốc nên được uống sớm nhất có thể sau khi có quan hệ tình dục không an toàn, do tác dụng ngừa thai sẽ càng giảm nếu thời gian uống bị trì hoãn càng lâu. Hiệu quả cao nhất khi uống trong 3 ngày đầu sau quan hệ. Đây là thuốc không cần kê đơn. Bạn có thể mua ở các nhà thuốc.
- Viên ngừa thai khẩn cấp phối hợp: Viên thuốc có chứa 2 thành phần là estrogen và progestin. Khi uống với liều lượng cao hơn so với liều ngừa thai hàng ngày, nó cũng có tác dụng ngừa thai khẩn cấp nhờ tác dụng trì hoãn thời gian rụng trứng. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này khá thấp.
Hầu hết trong mọi trường hợp, hiệu quả tránh thai không bao giờ đạt 100%. Theo nghiên cứu của nhà sản xuất, uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong 24 giờ kể từ thời điểm giao hợp, hiệu quả ngừa thai có thể lên tới 95%; nếu sử dụng thuốc sau 1-2 ngày, hiệu quả của thuốc lúc này sẽ là 85% và sau 49-72 giờ, tác dụng chỉ còn 58%.
4. Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp phổ biến
Có 2 loại thuốc tránh thai khẩn cấp phổ biến nhất là:
- Thuốc chứa progestin: Levonorgestrel hàm lượng 0,75mg/ viên hoặc 1,5mg/viên;
- Thuốc chứa hoạt chất kháng progestin: Mifepriston hàm lượng 10mg.
Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể được đóng gói thành loại 1 viên (Levonorgestrel , Levonelle, Bocinor, Postinor-1, Mifestad 10, Cerciorat,…), hoặc loại 2 viên (Postinor-2, Happynor, Posinight 2,…). Người sử dụng cần lưu ý để sử dụng đúng, tránh việc sử dụng sai làm mất hiệu quả ngừa thai.
5. Cách dùng các loại thuốc tránh thai khẩn cấp an toàn, hiệu quả
Cần ghi nhớ là uống thuốc tránh thai khẩn cấp theo đúng trình tự và đúng liều lượng quy định theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Để phát huy tối đa hiệu quả, bạn hãy uống viên tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt sau khi có quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ.
5.1. Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên
Uống viên tránh thai khẩn cấp càng sớm càng tốt (không quá 72 giờ) sau khi có quan hệ tình dục. Không sử dụng thuốc quá muộn sau thời điểm giao hợp (tốt nhất là nên uống 1 tiếng sau khi giao hợp, không được để qua 36 hoặc 72 tiếng tùy thuộc vào từng loại thuốc).
5.2. Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên
Uống viên đầu trong vòng 72h (3 ngày) sau khi quan hệ và uống viên thứ hai sau viên đầu 12 giờ, không uống chậm hơn 16 giờ. Bạn cần theo dõi và uống thuốc đầy đủ để ngừa khả năng mang thai ngoài ý muốn một cách hiệu quả.
6. Các loại thuốc tránh thai khẩn cấp có tác dụng phụ gì?
Tùy loại thuốc tránh thai khẩn cấp mà chúng sẽ có thể có những tác dụng phụ khác nhau. Một số tình trạng thường gặp là mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt hoặc dị ứng nổi mề đay,… Bạn có thể cân nhắc chọn các thương hiệu thuốc tránh thai khẩn cấp tốt nhất để hạn chế gặp tác dụng phụ.
7. Lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp
- Không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần/tháng và 3 lần/năm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Nếu nôn ra dưới 2 giờ sau khi uống thì cần uống bù liều khác.
- Những loại thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ có hiệu quả khi người dùng thực hiện đúng theo mốc thời gian sau quan hệ. Các thuốc tránh thai khẩn cấp không có tác dụng khi thai đã hình thành.
- Chỉ uống các loại thuốc tránh thai khẩn cấp với nước lọc, không uống cùng sữa hoặc nước hoa quả.
- Trong trường hợp thuốc gây nên những tác dụng phụ bất thường, kéo dài, cần thăm khám để được kiểm tra tình trạng sức khỏe.
- Ngoài ra, những đối tượng sau không nên sử dụng thuốc:
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai.
+ Đối tượng có tiền sử mắc bệnh như: tiểu đường, tim mạch, rối loạn tuần hoàn não,... hoặc trước đó đã xảy ra tình trạng phản ứng mạnh với thuốc tránh thai khẩn cấp.
+ Xuất hiện triệu chứng chảy máu bất thường ở âm đạo nhưng không xác định được nguyên nhân.
Nguồn: Suckhoedoisong; tudu.com.vn.
Các bạn xem thêm video: Hướng dẫn sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp (nguồn: benhvienphusanhanoi.vn)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Cách sử dụng bao cao su nam Thứ Sáu, 01/03/2024, 00:00
- Độ tuổi đồng thuận quan hệ tình dục - Quy định của pháp luật và thực tiễn Thứ Bẩy, 17/02/2024, 00:00
- 5 biện pháp tránh thai phổ biến nhất, ưu và nhược điểm từng loại để biết đâu là cách phù hợp nhất với mình Thứ Năm, 15/02/2024, 13:00
- Sau khi phá thai bao lâu thì có kinh trở lại? Thứ Năm, 15/02/2024, 12:00
- Mang thai ở tuổi vị thành niên và những hậu quả Chủ Nhật, 28/01/2024, 00:00
- Bài tập thể dục phù hợp trong những ngày “đèn đỏ” Chủ Nhật, 21/01/2024, 00:00
- Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh trùng Chủ Nhật, 14/01/2024, 15:00
- Quá trình hình thành tinh trùng diễn ra thế nào? Chủ Nhật, 14/01/2024, 14:15
- Màng trinh và trinh tiết của phụ nữ có mối liên kết gì? Sự thật về màng trinh giả Thứ Sáu, 13/10/2023, 15:00
- Làm thế nào để bạn biết màng trinh của bạn đã bị rách? Thứ Sáu, 13/10/2023, 13:00
- Sự thật về phẫu thuật màng trinh không phải ai cũng biết Thứ Sáu, 29/09/2023, 12:00
- Những điều cơ bản về xét nghiệm NIPT cho mẹ bầu Thứ Sáu, 15/09/2023, 10:51