Thuốc tiêm tránh thai – có thể bạn chưa biết Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Không phải ai cũng hiểu hết về thuốc tiêm tránh thai
tamsubantre.org - Thuốc tiêm tránh thai tức là tiêm thuốc tránh thai vào cơ thể để “né bầu” chứ gì? Thuốc được tiêm vào bắp của XX phải không? Nó có tác dụng trong vòng 3 tháng hả? Những cái này thì có gì mà không biết? Thế nhưng trên thực tế, ngoài những kiến thức cơ bản ấy ra, rất có thể còn nhiều điều nữa bạn chưa biết về biện pháp phòng hộ này.
Chống chỉ định
Vì thuốc tiêm tránh thai cũng là một loại thuốc tránh thai, cũng có chứa nội tiết (mặc dù chỉ có một nội tiết tố progesteron), thế nên, những XX nào đang mắc một số bệnh như gan, thận, nội tiết, các bệnh về tim mạch hay có các khối u sinh dục như u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, u vú, ung thư cổ tử cung… thì tuyệt đối không được dùng nhé! Bên cạnh đó, teengirl nào đang nằm trong trong độ tuổi dưới 16 cũng được khuyến nghị phải tránh xa biện pháp này. Bởi lẽ, ở độ tuổi này, nội tiết tố tự nhiên đang hoạt động rất mạnh, việc bạn đưa thêm vào cơ thể một loại tiết tố khác (có sẵn trong thuốc tiêm) cũng sẽ ít nhiều làm xáo trộn cơ chế hoạt động tự nhiên của nội tiết, theo đó khó có thể lường trước các teengirl dưới 16 tuổi có thể gặp những biến động nội tiết như thế nào.
Ngoài ra, với những ai chỉ có ý định tránh thai ngắn hạn, tức là dưới 1 năm, cũng đừng vội nghĩ đến chiêu thức “né bầu” này. Vì rất có thể bạn sẽ phải mất một thời gian dài sau đó (khoảng 2 đến 4 tháng) mới có thể có được baby.
Khi nào phải đi khám ngay?
Khi tiêm thuốc tránh thai, tức là bạn tự nguyện đưa vào cơ thể một lượng hoóc môn nội tiết nhất định. Thế nên, chuyện cơ thể có những phản ứng khó chịu như rong kinh, buồn nôn, mệt mỏi… là đương nhiên và “bình thường như cân đường hộp sữa” khi mức độ của các biểu hiện này không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải những dấu hiệu khó khó chịu sau, nhất quyết phải đến bác sĩ ngay lập tức.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu như cơ thể có những phản ứng bất thường quá mức
Thứ nhất, nếu thấy đau đầu dữ dội sau khi tiêm thuốc tránh thai, hãy lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi! Chuyện này có thể liên quan đến vấn đề tụt hoặc tăng huyết áp bất thường nên không thể coi thường teengirl ạ!
Thứ hai, nếu thấy âm đạo ra máu ồ ạt, XX cũng phải đến bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời, tránh tình trạng mất máu quá nhiều. Tuy nhiên, vì thuốc được tiêm trùng với những ngày đầu của chu kì kinh nguyệt (từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 3), nên cách đơn giản nhất để bạn phát hiện trường hợp này là thấy lượng máu ra gấp đôi hoặc gấp rưỡi lượng kinh thông thường.
Trường hợp cuối cùng bạn cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ là thấy đau bụng dữ dội. Nhiều khả năng cơ thể bạn không thích nghi với lượng tiết tố được đưa vào, do đó cần vài loại thuốc khác hỗ trợ việc giảm đau.
Một điều nữa bạn cần biết là, vì thuốc tránh thai hàng ngày đã được tiêm vào cơ thể nên không có cách nào lấy ra. Bởi vậy, sau khi tiêm, việc đến cơ sở y tế đơn giản chỉ để theo dõi và nhận hỗ trợ (nếu cần).
Sáng tỏ những “tin vịt”
Cũng giống như các biện pháp tránh thai khác, xung quanh thuốc tiêm tránh thai luôn tồn tại vô số những lời đồn thổi.
Nếu ai đó nói với bạn khi sử dụng biện pháp này, bạn sẽ “Không thể có thai trở lại”, hãy nói lại với họ: Sự thật là thuốc tiêm tránh thai đã thực sự bị hàm oan với tội danh này. Thực tế, thuốc tránh thai có cơ chế bán hủy (tự đào thải ra khỏi cơ thể), nên ngay sau khi dừng thuốc (thông thường là từ 2 đến 4 tháng), bạn vẫn có thể “dính” bầu trở lại. Thậm chí, nhiều XX vì lỡ không tiêm thuốc theo đúng thời gian quy định vẫn phải đối mặt với nguy cơ “đeo ba lô ngược” đấy.
Đừng vì những “tin vịt” mà “hắt hủi” thuốc tiêm tránh thai
Nếu ai đó nói với bạn chiêu thức ngừa thai này “Gây ra hiện tượng chảy máu kéo dài nên sẽ tăng nguy cơ thiếu máu”, bạn hãy cười ha hả thật to vì đó quả là lời đồn thiếu căn cứ khoa học. Đúng là thuốc tiêm có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng rong kinh, thế nhưng, ai cũng biết máu kinh chỉ có thành phần chủ yếu là các niêm mạc tử cung, còn máu là không đáng kể (cả đợt hành kinh chỉ có khoảng hai đến ba thìa con là nhiều). Nên nếu có rong kinh thì lượng máu lại càng nhỏ, nên chuyện bạn bị thiếu máu vì nó là điều không thể xảy ra.
Nếu ai đó nói với bạn: sử dụng thuốc tiêm tránh thai sẽ “Sinh ra những đứa trẻ bất thường”, hãy “mắng mỏ” họ bằng kiến thức: thuốc tiêm tránh thai có cơ chế bán hủy nên hoạt chất của nó sẽ tự đào thải khỏi cơ thể và không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của em bé. Còn trong trường hợp không may vì lý do gì đấy (tiêm thuốc không đúng chỉ định chẳng hạn), bạn vẫn mang bầu dù đã được tiêm thuốc thì điều này cũng chẳng đáng lo. Trong trường hợp này bạn vẫn có thể sinh ra những bé bi xinh xắn, thông minh như thường, chỉ có điều, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai tự nhiên cao hơn thôi
Nếu ai đó nói với bạn là tránh thai bằng thuốc tiêm có thể “Gây ra hiện tượng vô kinh và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất”, hãy khóc “hic, hic” để chia buồn với vốn kiến thức non yếu của người ấy. Đơn giản chỉ vì: Vô kinh cũng có thể là phản ứng sinh lý hoàn toàn bình thường của cơ thể khi được tiêm thuốc tránh thai nên chẳng hề có hại gì cả. Vì chuyện không thấy kinh có liên quan đến thành phần của thuốc và cơ chế hoạt động của nội tiết và kinh nguyệt. Bạn có thể giải thích với bạn ấy rằng, khi tiêm thuốc, lượng progesteron luôn chiếm ưu thế trong cơ thể, trong khi lượng estrogen lại luôn bị đẩy xuống mức thấp nên khó có thể phát triển niêm mạc tử cung (estrogen có vai trò to lớn trong việc tăng sinh niêm mạc tử cung mà). Mà nếu đã không có nhiều niêm mạc tử cung thì chuyện không thấy máu kinh hoặc thấy ít là chuyện… đương nhiên.
…
Hic, hic, một liều thuốc tiêm tránh thai thì vô cùng nhỏ bé, thế nhưng những kiến thức liên quan đến nó thì rộng lớn vô cùng phải không nào? Vì thế, để không tự mang đến cho mình những cái “chết” vì thiếu hiểu biết, hãy tích lũy dần những thông tin này bạn nhé!
Phương Vi
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00