Thuốc an thần là thuốc gì? Những thông tin cần biết khi sử dụng Thứ Năm, 23/11/2023, 12:00
Thuốc an thần thường được sử dụng như một cách để điều hòa tâm trí, cải thiện tâm lý và giấc ngủ. Đây là loại thuốc dễ bị lạm dụng và phải được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hiểm họa nặng nề, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuốc an thần qua bài viết dưới đây của phu-khoa.com nhé.
Thuốc an thần là gì?
Thuốc an thần là nhóm thuốc làm chậm lại hoạt động của não bộ, tạo cảm giác thư giãn, điều hòa thần kinh bằng việc tác động lên não thông qua một chất dẫn truyền thần kinh – GABA, viết tắt của acid gamma – aminobutyric. GABA là chất có tác dụng làm giảm hoạt động của thần kinh trung ương.
Trước đây, thuốc an thần thường chỉ được sử dụng để điều trị bệnh lý về thần kinh, tâm thần như: tâm thần phân liệt, kinh niên, động kinh,… hay trong các trường hợp cần gây mê khi tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, ngày nay, thuốc an thần còn được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến thần kinh và tâm lý như: rối loạn lưỡng cực, mệt mỏi, lo âu, mất ngủ, đau nhức, căng thẳng sau chấn thương,…
Thuốc an thần và thuốc ngủ có giống nhau không?
Thuốc ngủ là một loại thuốc thần kinh có chức năng là gây ngủ và thường được dùng trong điều trị chứng mất ngủ hoặc gây mê phẫu thuật.
Trong khi thuốc an thần là để chỉ các loại thuốc phục vụ mục đích làm dịu hoặc giảm bớt lo lắng, mệt mỏi, lo âu,… thì thuốc ngủ chỉ các loại thuốc có mục đích chủ yếu là bắt đầu, duy trì hoặc kéo dài giấc ngủ. Hai chức năng này thường xuyên chồng chéo với nhau và tạo ra các tác dụng tuỳ vào liều dùng nên chúng thường được gọi chung là thuốc an thần – thuốc ngủ.
Những đối tượng cần sử dụng thuốc an thần theo chỉ định của bác sĩ
Thuốc an thần thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp dưới đây:
- Người bị stress, căng thẳng, lo âu quá mức dẫn đến mất ngủ kéo dài, hoặc bị hoang tưởng.
- Người bị bệnh động kinh
- Người mắc bệnh trầm cảm, tự kỷ
- Người cần phải gây mê trước khi phẫu thuật hoặc tiến hành nội soi
- Người bị tâm thần, hay kích động đập phá, chống đối gây các hành vi nguy hiểm.
Thuốc an thần có tác dụng gì? Các loại thuốc an thần
Hiện nay thuốc an thần có nhiều nhóm khác nhau, tương ứng với mỗi nhóm sẽ có tác dụng cụ thể. Các nhóm thuốc an thần phổ biến hiện nay bao gồm:
Thuốc an thần kinh
Các loại thuốc an thần kinh thường gặp bao gồm Clorpromazina, Sulpirid, Risperidon, Levomepromazin, Haloperidol, Thioridazine,… Đây còn được gọi là nhóm thuốc an thần mạnh.
Nhóm thuốc này có tác dụng điều hòa, làm dịu thần kinh và gây cảm giác mơ màng buồn ngủ. Ngoài ra, thuốc cũng giúp chống loạn thần, dùng để điều trị các chứng bệnh thần kinh như hoang tưởng, ảo giác, tâm thần phân liệt. Khi kết hợp sử dụng với các loại thuốc ngủ, thuốc gây mê sẽ làm tăng tác dụng của những loại thuốc này.
Thuốc bình thần
Nhóm thuốc bình thần còn được gọi là nhóm thuốc an thần vừa và nhẹ, được sử dụng nhiều nhất là thuốc thuộc nhóm Benzodiazepin như Diazepam, Temazepam, Estazolam, Triazolam,… Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của các loại thuốc bình thần thế hệ mới, đem lại hiệu quả tốt hơn, ít tác dụng phụ như Buspirone, Zolpidem,…
Nhìn chung, nhóm thuốc bình thần có tác dụng an thần, giảm lo lắng, căng thẳng, lo âu, làm chậm các hoạt động vận động và làm dịu sự bồn chồn. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp làm giảm các cảm xúc thái quá và chống co giật, động kinh.
Trường hợp người bệnh bị mất ngủ do stress, âu lo thì cũng có thể sử dụng thuốc bình thần để dễ ngủ hơn. Thuốc sẽ làm giảm thời gian tiềm tàng và kéo dài toàn thể giấc ngủ, tạo giấc ngủ sâu, nhẹ nhàng, giảm ác mộng.
Thuốc chống trầm cảm
Các loại thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm thường dùng là thuốc ức chế MAO, Amitriptyplin, Fluvoxamine, Fluoxetine, Paroxetine, Sertraline,…
Nhóm thuốc này thường được dùng cho những bệnh nhân lo âu, mệt mỏi có nguy cơ bị trầm cảm, hoặc điều trị cho người đang bị trầm cảm. Ngoài ta, thuốc cũng có thể được dùng trong trường hợp bị mất ngủ, tạo sự êm dịu cho tinh thần, giúp người bệnh dễ ngủ hơn.
Thuốc chỉnh khí sắc cho người bệnh
Một số loại thuốc thuộc nhóm chỉnh khí sắc cho người bệnh thường được sử dụng là Lithium, Valproate, Carbamazepine,….
Nhóm thuốc này giúp cảm xúc của người dùng trở nên ổn định hơn, có tác dụng trong điều trị trạng thái hưng cảm, đồng thời cũng hỗ trợ điều trị trạng thái trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Một số thành phần trong nhóm thuốc chỉnh khí sắc khác còn có khả năng chống động kinh.
Thuốc an thần gây ngủ từ dược liệu thiên nhiên
Bên cạnh những loại thuốc Tây, những bài thuốc Đông y với nguyên liệu là các thành phần tự nhiên cũng được sử dụng rộng rãi nhằm an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, có tác dụng gây cảm giác buồn ngủ tốt.
Trong đó, nguyên liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y là cây bình vôi, nổi bật với Rotunda có tác dụng an thần, điều hòa huyết áp, ổn định nhịp tim, hỗ giảm các cơn đau,… Ngoài ra, các vị thuốc đông y như cây trinh nữ, lá sen, lạc tiên, tam thất, xạ đen, lá vông nem cũng đem lại hiệu quả trong việc an thần và giảm sự căng thẳng.
Vậy uống thuốc an thần thảo dược có hại không? Thuốc an thần thảo dược có bắt nguồn từ nguyên liệu thiên nhiên nên an toàn, ít tác dụng phụ và hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ ảnh hưởng tới thần kinh như thuốc ngủ kê đơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên dùng trong thời gian dài. Bởi nó có thể mang đến một số tác hại cho cơ thể như buồn ngủ vào ban ngày, phụ thuộc thuốc, dị ứng, hạ huyết áp tư thế,…
Thuốc an thần có hại không?
Thực tế, thuốc an thần có thể gây ra các tác dụng phụ ngắn hạn và dài hạn. Một số tác dụng phụ của thuốc an thần có thể xảy ra ngay lập tức như buồn ngủ, chóng mặt, mờ mắt, thở chậm hơn, phản ứng chậm hơn với những thứ xung quanh, khó tập trung hoặc suy nghĩ, nói chậm hơn hoặc nói ngọng,…
Việc sử dụng thuốc an thần trong thời gian dài, sử dụng thuốc với liều lượng không thích hợp có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm, khó lường như:
Nhờn thuốc
Thuốc an thần có tác dụng làm chậm lại quá trình của não bộ, ức chế hoạt động thần kinh, và gây ra trạng thái buồn ngủ cho cơ thể. Vì thế mà nhiều người bị rối loạn giấc ngủ đã tự tìm tới thuốc này và sử dụng chúng một cách bừa bãi để có một giấc ngủ trọn vẹn thay vì dùng các liệu pháp tự nhiên. Bởi việc dùng thuốc sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng, thậm chí ngay tức thì. Tác dụng bằng cách ức chế hoạt động của thần kinh trung ương, từ đó gây buồn ngủ.
Việc tự ý mua thuốc và sử dụng không đúng liều lượng không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc, mà còn dễ gây ra hiện tượng nhờn thuốc. Khi đó, người bệnh cần dùng liều cao hơn mới có thể đạt hiệu quả như ý.
Thực tế cho thấy, có nhiều trường hợp sử dụng thuốc an thần gây ngủ có tác dụng rõ rệt trong thời gian đầu. Nhưng, về sau tình trạng mất ngủ càng trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí dù đã sử dụng thuốc an thần hay tăng liều lượng thuốc, tình trạng mất ngủ vẫn không được cải thiện.
Uống thuốc an thần quá nhiều có thể gây lệ thuộc thuốc, nghiện thuốc
Ngoài giúp gây ngủ, thuốc an thần còn có tác dụng thư giãn cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, dùng trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao bị lệ thuộc thuốc, thậm chí là nghiện thuốc.
Khi sử dụng thuốc an thần, đầu tiên, người bệnh sẽ nhận thấy ngay các tác dụng của thuốc chỉ sau 1 liều thấp. Sau đó, để đạt được cảm giác dễ chịu ban đầu, người ta phải dần dần tăng liều lượng. Hiện tượng này được gọi là dung nạp thuốc.
Một số thuốc thuộc nhóm an thần nhẹ có thể gây ra quá trình dung nạp rất sớm. Bởi vậy, người dùng dễ dàng bị lệ thuộc vào thuốc chỉ sau một thời ngắn. Lệ thuộc thuốc an thần là một điều tồi tệ, làm người dùng luôn luôn có nhu cầu sử dụng thuốc. Khi bạn ngừng thuốc đột ngột, bộ não có thể phản ứng bật lại quá mức, dẫn tới xuất hiện triệu chứng cai thuốc, chẳng hạn như là co giật, bồn chồn, lo lắng không yên, thậm chí biến chứng nặng hoặc tử vong với một số thuốc.
Tình trạng phụ thuộc thuốc an thần xảy ra ở mỗi người là không giống nhau. Nó sẽ tùy thuộc vào khả năng dung nạp thuốc của cơ thể. Tình trạng này có thể xảy ra trong vài tháng hoặc nhanh nhất là vài tuần hoặc ít hơn.
Nghiện thuốc là cảm giác khao khát được dùng thuốc ngay cả khi thuốc không mang lại hiệu quả. Tình trạng này gây hại tới sức khỏe và làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày. Khi đã bị nghiện thuốc, người bệnh rất khó để có thể bỏ thuốc. Để cai thuốc thì đây là vấn đề có thể kéo dài nhiều năm..
Gây rối loạn hoạt động của não bộ
Thuốc an thần có tác dụng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương để tạo ra sự kích thích hoặc ức chế thần kinh. Vì vậy, khi lạm dụng thuốc an thần có thể gây ra những rối loạn trong hoạt động của não bộ.
Nếu tiếp tục sử dụng chúng thường xuyên, trong thời gian dài còn có thể gây ra trạng thái rối loạn cảm xúc. Khi đó, người dùng có thể bị lo âu, căng thẳng kéo dài, thậm chí là trầm cảm.
Ảnh hưởng hô hấp, tim mạch
Những người có các vấn đề về hô hấp hay tim mạch, việc lạm dụng thuốc an thần là đặc biệt nguy hiểm. Nhiều thuốc an thần đã được ghi nhận là có khả năng ức chế trung tâm hô hấp. Do đó, nếu lạm dụng những thuốc an thần này sẽ gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp. Bởi vậy, bạn cần phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ nếu mắc các vấn đề trên.
Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy, tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim trong nhóm người thường xuyên sử dụng thuốc an thần cao hơn đáng kể so với nhóm ít hoặc hiếm khi sử dụng những thuốc này. Mặt khác, số nạn nhân bị tai biến mạch máu não cũng cao gấp 3 lần trong nhóm người cao huyết áp có lệ thuộc thuốc an thần so với nhóm không lệ thuộc vào thuốc. Điều này cho thấy rõ ràng, lạm dụng thuốc an thần cũng làm tăng nguy cơ tai biến mạch não, tử vong.
Không trị được tận gốc của vấn đề
Thuốc an thần chỉ có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, giúp bạn dễ ngủ hơn chứ không có tác dụng điều trị triệt để, tận gốc. Chính vì vậy, cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây mất ngủ, từ đó có những biện pháp điều trị phù hợp.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ. Các nguyên nhân thường gặp là trầm cảm, rối loạn tuần hoàn, huyết áp, lo âu,… Đôi khi có những trường hợp mất ngủ là do lạm dụng thuốc an thần trước đó. Với từng nguyên nhân cụ thể, sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.
Hướng dẫn dùng thuốc an thần đúng cách
- Dùng thuốc theo đúng lộ trình, liều lượng và thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng/tăng liều lượng thuốc đột ngột.
- Những người mắc bệnh lý tim mạch, hô hấp, thần kinh, tiêu hóa,… thận trọng khi sử dụng thuốc
- Nếu bạn đang sử dụng đồng thời từ 2 – 3 loại thuốc an thần trở lên, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi lẽ, nhiều loại thuốc an thần có thể xung khắc nhau, gây ra sự tương tác làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị hoặc gia tăng một số tác dụng phụ nguy hiểm.
- Thuốc an thần sẽ có tác dụng làm chậm lại hoạt động của não bộ, hệ thần kinh phản ứng chậm hơn so với bình thường. Nên bạn sau khi dùng thuốc thì không nên thực hiện các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, tập trung cao độ như làm việc, học tập, điều khiển các phương tiện, máy móc, tham gia giao thông,…
- Trong quá trình sử dụng thuốc an thần, nếu gặp phải các vấn đề bất thường thì bạn hãy ngay lập tức liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với một số biện pháp không dùng thuốc để cải thiện giấc ngủ
Một số biện pháp giúp hỗ trợ cải thiện giấc ngủ mà không cần dùng thuốc có thể kể đến như:
- Nên ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định
- Ban ngày nên ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để đồng hồ sinh học của bạn hoạt động tốt hơn
- Chuẩn bị giường ngủ thích hợp, nên thoáng, tối và đủ yên tĩnh
- Trước khi ngủ không nên uống cà phê, trà đậm
- Không nên đi ngủ khi quá no hoặc quá đói
- Thường xuyên tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, vừa sức để tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng. Lưu ý không nên tập ít nhất 4 giờ trước khi ngủ
- Luyện tập một số phương pháp giúp thư giãn như yoga, thiền, dưỡng sinh,…
Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc an thần mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Thuốc an thần nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ và sử dụng theo đúng những gì bác sĩ đã kê đơn để đảm bảo hiệu quả, đồng thời tránh những tác dụng phụ nguy hiểm.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Phòng tránh thế nào khi đã quan hệ tình dục với người bị sùi mào gà? Thứ Tư, 22/11/2023, 00:00
- Câu hỏi khách hàng ẩn danh Trả lời Chào bạn! Với thắc mắc “phòng tránh thế nào khi đã quan hệ tình dục với người bị sùi mào gà?” Bác sĩ xin tư vấn như sau: Sùi mào gà còn được gọi là mụn cóc sinh dục, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các u nhú trông Thứ Tư, 22/11/2023, 00:00
- Mổ u tiền liệt tuyến có ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục không? Thứ Tư, 22/11/2023, 00:00
- Có nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp sau quan hệ tình dục không an toàn? Thứ Tư, 22/11/2023, 00:00
- Sau sảy thai 20 ngày quan hệ tình dục được không? Thứ Tư, 22/11/2023, 00:00
- Làm gì nếu nghi ngờ nhiễm HIV sau quan hệ tình dục? Thứ Ba, 21/11/2023, 00:00
- Sau mổ niệu quản lạc chỗ bao lâu thì có thể quan hệ tình dục? Thứ Ba, 21/11/2023, 00:00
- Xuất huyết âm đạo sau quan hệ tình dục có sao không? Thứ Ba, 21/11/2023, 00:00
- Sau quan hệ tình dục 5 ngày quên không uống thuốc tránh thai nên làm gì? Thứ Ba, 21/11/2023, 00:00
- Vì sao ham muốn tình dục thời kỳ rụng trứng tăng cao? Thứ Ba, 21/11/2023, 00:00
- Mãn kinh có gây trở ngại sinh hoạt tình dục không ? Thứ Hai, 20/11/2023, 00:00
- Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STIs)? Thứ Hai, 20/11/2023, 00:00