Thụ thai: Đừng để ''cố quá'' thành ''quá cố'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Theo lời khuyên của các bác sĩ khoa sản, nếu các cặp đôi tìm thấy sự khó khăn trong việc thụ thai, đừng quá lo lắng vì rất có thể đây lại là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Chị Nguyễn Thanh Lan (Hà Nội) chia sẻ với chúng tôi rằng hai vợ chồng đã kết hôn đến 3 năm nay, cũng đã nỗ lực nhiều lắm mà vẫn không thể mang thai dù rằng hai vợ chồng khỏe mạnh bình thường và cũng chưa sử dụng bất cứ phương pháp tránh thai nào từ ngày lấy nhau. Thế mà chuyện nhỏ ấy mãi vẫn không thể thực hiện được trong khi xung quanh bạn bè đồng nghiệp cứ có ‘tin vui’ rầm rầm.
Tôi lại đem cậu chuyện của một chị bạn làm cùng kể với chị biết đâu việc chậm trễ mang thai của chị Lan cũng giống như chị bạn tôi. Hai anh chị bạn tôi sau 1 năm trời cố gắng thụ thai không thành đã vô cùng tuyệt vọng và chuẩn bị tâm lý đi điều trị vô sinh. Thời gian đó, họ không còn quá lo lắng đến việc thụ thai nữa vì xác định có thể sẽ không mang thai được. Ấy vậy mà chính lúc không lo lắng, phiền muộn gì cả, hai người lại bất ngờ đón nhận ‘tin vui’. Khi đến phòng khám, họ được các bác sĩ tư vấn rằng nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ mang thai suốt những năm qua có một phần do tâm lý của cả hai người. Sự lo lắng thái quá khiến sự việc trở lên trầm trọng và làm giảm khả năng mang thai.
Không nên quá cố gắng trong quá trình thụ thai. (Ảnh minh họa)
Tuy vậy, nhiều người vẫn phân vân liệu đây có phải là sự thật và có phải càng cố gắng thụ thai càng làm giảm khả năng mang thai?
Từ trước đến nay, đã có rất nhiều tranh luận về tác động của căng thẳng (stress) đến khả năng sinh sản. Một số nhà nghiên cứu cho rằng căng thẳng trong thời gian quan hệ sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và là nguyên nhân gây vô sinh nhưng giả thuyết này chưa thuyết phục được tất cả mọi người. Tuy vậy, ảnh hưởng của nó thì không thể phủ nhận. Đối với các cặp vợ chồng, thời gian đầu cố gắng thụ thai thường xuất phát với tâm lý nhiệt tình, lạc quan nhưng sau quãng thời gian dài không có kết quả sẽ khiến tâm lý họ thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng.
Dù vậy, các nhà khoa học cũng cho biết thêm đây không phải là nguyên nhân chính đối với những cặp đôi đã cố gắng thụ thai từ 2-3 năm mà vẫn chưa có kết quả. Thông thường, các cặp đôi sẽ có kết quả sau 1 năm cố gắng còn nếu bạn đã cố gắng thụ thai sau 2-3 năm thì thường do vấn đề sinh lý. Trên thực tế, 90% các cặp vô sinh có nguyên nhân do vấn đề sinh lý trong cơ thể. Vì vậy, nếu trên 1 năm cố gắng mà vẫn không có thai thì bạn nên đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.
Sự thật về tỷ lệ những người mang thai sau khi ngừng cố gắng thụ thai?
Nhật Nguyệt
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00