Thận trọng khi dùng thuốc chống co thắt tử cung Thứ Năm, 07/09/2023, 15:00
Thuốc chống co thắt tử cung là loại thuốc được dùng cho các trường hợp theo chỉ định. Thuốc chống co thắt cho bà bầu khi dùng phải đặc biệt thận trọng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai, uống khi nào... ngay sau đây.
1. Thuốc chống co thắt tử cung là gì?
Thuốc chống co thắt khi mang thai được chỉ định bởi bác sĩ với mục đích giảm các cơn co thắt tử cung.
Trong thai kỳ, các cơn co thắt tử cung quá mức có thể gây ra tình trạng co cứng, cổ tử cung khó mở khi sinh, dọa vỡ tử cung. Ở những trường hợp thai chưa đến ngày sinh nở, các cơn co thắt này có thể gây ra tình trạng sảy thai, đẻ non.
Do đó, thuốc chống co thắt tử cung là loại thuốc dùng để giảm các cơn co thắt ở tử cung, làm trì hoãn, chậm thời gian sinh đẻ cho các liệu pháp khác. Thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
2. Các thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai
Thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai được chỉ định gồm các thuốc như:
2.1 Thuốc chống co thắt tử cung Spasmaverine
Spasmaverine là thuốc chống co thắt cho bà bầu được chỉ định trong doạ sảy, sinh khó, đẻ non,... Tùy từng tình trạng mà liều dùng thuốc chống co thắt tử cung Spasmaverine sẽ khác nhau.
Spasmaverine không dùng cho các đối tượng:
- Dưới 12 tuổi;
- Huyết áp thấp;
- Dị ứng/ quá mẫn với các thành phần có trong Spasmaverine;
- Đau bụng không rõ nguyên nhân;
- Lệch/ tắc ruột;
- ...
Uống thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai loại Spasmaverine này bạn cũng có thể gặp phải một số phản ứng phụ gồm:
- Sốc;
- Buồn nôn;
- Nôn;
- Sốt;
- Đau đầu;
- Chóng mặt;
- Hạ huyết áp;
- ...
Nếu bạn gặp phải các biểu hiện bất thường khi dùng thuốc chống co thắt tử cung Spasmaverine cần thông báo với bác sĩ để được xử trí phù hợp.
2.2 Thuốc chống co thắt tử cung trong doạ sinh non
Thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai Nifedipin – lựa chọn hàng đầu nếu không thuộc danh mục chống chỉ định. Các danh mục chống chỉ định Nifedipin gồm:
- Chảy máu trước sinh;
- Tiền sản giật;
- Nhiễm trùng ối;
- Suy thai;
- Suy tim;
- Huyết áp thấp
Uống thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai loại Nifedipin theo liều từ 20mg. Sau 30 phút, cơn co tử cung vẫn còn thì uống thêm 20mg. Trong 30 phút tiếp theo nếu vẫn còn cơn co thì uống thêm 20mg.
Trường hợp thai phụ có huyết áp ổn định, có thể dùng thuốc Nifedipin theo liều duy trì là 20mg x 3 lần/ ngày trong khoảng từ 48 – 72h. Tối đa không quá 120mg/ ngày.
Một số tác dụng phụ gặp phải khi dùng uống thuốc chống co thắt tử cung này khi mang thai đó là:
- Buồn nôn;
- Tim đập nhanh;
- Chóng mặt;
- Tụ huyết áp;
- ...
Thận trọng khi dùng thuốc chống co thắt tử cung Nifedipin. Thai phụ cần được theo dõi các chỉ số:
- Tim thai;
- Chức năng tim phổi;
- Mạch;
- Huyết áp;
- Chức năng hô hấp;
- Chức năng gan;
- ...
Khi uống thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai - Nifedipin, sau khoảng 30 phút – 1h thuốc sẽ có tác dụng. Nếu dùng Nifedipin không đạt được hiệu quả giảm co thắt tử cung, cần lựa chọn thuốc khác.
2.3 Những thuốc giảm co tử cung khác
Trường hợp dùng thuốc giảm co thắt tử cung Nifedipin không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc khác gồm:
Thuốc chống co thắt cho bà bầu - Salbutamol:
Salbutamol được dùng thứ 2 sau Nifedipin (nếu dùng Nifedipin không có hiệu quả). Thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu này không dùng cho các đối tượng bị đái tháo đường, tuyến giáp, suy tim... Liều dùng từ 5mg pha loãng với dung môi đến 100ml đạt nồng độ 50mcg/ml. Sử dụng theo đường truyền tĩnh mạch với tốc độ 12ml/h và sau mỗi nửa tiếng tăng lên 4ml/ giờ cho đến khi chấm dứt các cơn co thắt ở tử cung.
Trị liệu bằng thuốc chống co thắt cho bà bầu Salbutamol không được kéo dài hơn 48h. Một số tác dụng phụ khi dùng Salbutamol gồm:
- Tim đập nhanh;
- Chóng mặt;
- Buồn nôn;
- Tụt huyết áp;
- Phù phổi;
- Suy tim;
- Hạ kali huyết
- ...
Glyceryl Trinitrat (GTN):
Glyceryl Trinitrat khi vào trong cơ thể được chuyển hóa thành gốc oxit nitric (NO). NO giúp giảm các cơn co thắt tử cung trong khi có thai. Loại thuốc chống co thắt tử cung này có công dụng mạnh trong 1-2h sau khi dùng.
Liều dùng Glyceryl Trinitrat từ 5 – 10mg/ lần lặp lại sau 1h nếu các cơn co thắt tử cung vẫn còn. Khi dùng thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu này bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ gồm:
- Đau đầu;
- Tim đập nhanh;
- Tụt huyết áp;
- Đỏ bừng mặt;
Theo dõi và thông báo cho bác sĩ các vấn đề khi dùng thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai.
Thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu Indometacin:
Thuốc chống co thắt tử cung Indometacin ức chế tổng hợp Prostaglandin. Do đó, loại thuốc này cũng được xem xét sử dụng khi các loại thuốc khác thất bại trong việc giảm co thắt.
Liều dùng Indometacin từ 100mg đặt hậu môn. Sau đó là dung thuốc Indometacin uống 25mg/ mỗi 4 giờ trong 48h. Trường hợp cơn co thắt không giảm, thì trong 1-2h sau khi đặt hậu môn liều đầu có thể đặt thêm 100mg nữa trước khi uống.
Trên đây là một số thông tin về thuốc chống co thắt tử cung. Uống thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai phải có hướng dẫn, chỉ định bởi bác sĩ.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Nhiễm trùng bàng quang và thận ở phụ nữ sau sinh con Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
- Cơ thể bạn biến đổi thế nào sau khi sinh con? Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
- Chườm nóng vùng thắt lưng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Thứ Năm, 07/09/2023, 12:00
- Các bước vệ sinh vùng kín đúng cách bạn cần biết Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Vì sao sau IUI bị đau tức bụng dưới ? Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu phôi làm tổ an toàn Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Khi gần sanh có dấu hiệu gì? Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Hướng dẫn vệ sinh vùng kín khi đang bị viêm nhiễm vi khuẩn Thứ Tư, 06/09/2023, 00:00
- Các triệu chứng sau bơm IUI 5 - 7 ngày Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Cách làm giảm co bóp tử cung khi mang thai Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Các dấu hiệu sau 9 ngày chuyển phôi có thể gặp Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00
- Co bóp tử cung có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thứ Ba, 05/09/2023, 00:00