Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
Thai ngoài tử cung là trường hợp không mong muốn của các cặp vợ chồng. Nếu không được xử trí kịp thời, khối thai có nguy cơ vỡ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của mẹ bầu thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ và sản phụ cần làm gì để giảm thiểu nguy cơ này?
1. Thai ngoài tử cung là gì?
2. Triệu chứng của thai ngoài tử cung
Các mẹ bầu nên nghĩ tới thai ngoài tử cung khi có những dấu hiệu sau: Chậm kinh, đau bụng, ra máu âm đạo bất thường,...
- Chậm kinh: Đại đa số thai ngoài tử cung có dấu hiệu chậm kinh. Tuy nhiên, một số trường hợp có kinh nguyệt không đều rất khó dự đoán ngày hành kinh hoặc ra máu âm đạo bất thường trước thời điểm kinh nguyệt cũng cần phải lưu ý.
- Đau bụng: Thường đau ở vị trí chỗ thai làm tổ ngoài tử cung, đau vùng bụng dưới đôi khi đau bụng kèm theo mót rặn.
- Ra máu âm đạo bất thường: Bất thường về thời gian ra máu như trước hoặc sau ngày dự kiến hành kinh, ra máu kéo dài. Bất thường về tính chất của máu như máu màu đỏ sáng hoặc sẫm hoặc loãng hơn bình thường.
- Trong trường hợp khối thai ngoài tử cung bị vỡ có dấu hiệu toát mồ hôi, choáng váng, chóng mặt và có thể thể ngất.
Thai ngoài tử cung là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung. Có thể gặp thai làm tổ ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi tử cung, buồng trứng, tại cổ tử cung, trong ổ bụng, thậm trí ngoài ổ phúc mạc. Tuy nhiên khoảng hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi tử cung. Thai ngoài tử cung thường gặp ở những phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng, hẹp ống dẫn trứng bẩm sinh, đã từng phẫu thuật liên quan đến vòi trứng,...
3. Biện pháp đề phòng và xử lý mang thai ngoài tử cung
- Thường xuyên vệ sinh vùng kín, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục, khi đang điều trị viêm nhiễm phụ khoa, sau sinh nở phòng tránh viêm nhiễm vùng kín.
- Trường hợp phụ nữ đã từng có thai ngoài tử cung cần thông báo cho bác sĩ trước khi có ý định mang thai, vì bạn có nguy cơ bị thai ngoài tử cung ở lần mang thai này cao hơn người bình thường.
- Không phải tất cả trường hợp mang thai ngoài tử cung đều phải phẫu thuật. Nếu được phát hiện sớm, khối thai chưa vỡ, kích thước nhỏ bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc giúp khối thai tự tiêu.
- Nếu thai có kích thước lớn (thường là trên 3cm) sẽ được phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.
- Nếu chần chừ thai càng ngày càng phát triển đến khi bị vỡ khiến người mẹ lâm vào tình trạng sốc mất máu, mệt mỏi, choáng váng, khó thở cần nhanh chóng đưa người bệnh nhập viện để mổ cấp cứu ngay.
4. Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?
Rất khó để có được câu trả lời thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ. Bởi thời gian vỡ còn tùy thuộc rất nhiều vào các yếu tố như:
- Vị trí làm tổ: Vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng. Không gian của vòi trứng thường hẹp hơn ở buồng trứng hay ổ bụng nên có thể thời gian vỡ sẽ nhanh hơn.
- Kích thước của nơi thai làm tổ: Mỗi mẹ bầu có một cơ địa khác nhau nên kích thước của buồng trứng, vòi trứng cũng khác nhau.
- Sự phát triển của thai nhi không giống nhau.
Chỉ khi khám trực tiếp và biết được thông tin của các yếu tố trên thì bác sĩ mới dự đoán được khoảng thời gian khối thai sẽ bị vỡ. Tuy nhiên, thai ngoài tử cung có thể vỡ bất kỳ lúc nào. Vì vậy, khi mang thai ngoài tử cung chị em cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ.
5. Nguy cơ mẹ bầu gặp phải khi thai ngoài tử cung vỡ
- Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, các mạch máu tại nơi làm tổ sẽ vỡ theo, gây tình trạng chảy máu ồ ạt tràn vào ổ bụng. Việc này khiến mẹ mất nhiều máu, nếu không được cấp cứu kịp thời, mẹ có thể bị tử vong do sốc mất máu.
- Thai bị vỡ khiến nơi làm tổ bị tổn thương nghiêm trọng. Trong trường hợp thai làm tổ ở vòi tử cung bị vỡ bắt buộc bác sĩ phải cắt bỏ vòi tử cung để không làm ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ hoặc khâu bảo tồn vòi tử cung. Điều này sẽ làm giảm khả năng mang thai và tăng tỷ lệ thai ngoài tử cung cho mẹ bầu ở lần mang thai sau.
Mang thai ngoài tử cung có thể gặp ở bất kỳ chị em phụ nữ nào. Vì vậy, khi đã mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu hãy xác định khối thai có thể vỡ bất kỳ lúc nào và cần được theo dõi chặt chẽ bởi các bác sĩ.
Mặc dù không một người mẹ nào mong muốn tình trạng này có thể xảy ra với mình, nhưng trong trường hợp mang thai ngoài tử cung mẹ cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị. Sau đó, mẹ cần để cơ thể phục hồi và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp muốn thụ thai tiếp, mẹ cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa sản để tìm ra nguyên nhân mang thai ngoài tử cung để tránh tình trạng này có thể lặp lại. Từ nguyên nhân đó, các bác sĩ có thể tư vấn về chế độ ăn uống, bổ sung các loại vitamin cho cơ thể, giữ tâm lý thật thoải mái, sàng lọc các bệnh lý di truyền để đảm bảo bạn có sức khỏe sinh sản tốt nhất cũng như làm thế nào để có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- 50 bộ phim về LGBTQ hay nhất bạn nên xem! Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Thông điệp sai lầm trên mạng xã hội về mặt trời và kem chống nắng Thứ Sáu, 05/07/2024, 00:00
- Tính thẩm mỹ của Y2K tái xuất hiện như nền tảng văn hóa Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Tổng hợp những dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu chị em cần biết Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Ra khí hư lẫn máu sau khi quan hệ có đáng lo ngại không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- U nang buồng trứng có nguy hiểm không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Câu chuyện về cuộc hôn nhân 30 năm 'vẫn như son' khiến dân mạng ngưỡng mộ Thứ Hai, 05/06/2023, 12:00
- Điều trị u xơ tử cung thế nào? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Siêu âm lúc nào tính tuổi thai đúng nhất? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Cổ tử cung ngắn có chắc chắn khiến phụ nữ sinh non không? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Phù chân khi mang thai là bình thường hay bất thường? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00
- Uống thuốc tránh thai khẩn cấp bị ra máu có cần đến bác sĩ hay không? Thứ Sáu, 02/06/2023, 00:00