Thắc mắc về vệ sinh vùng kín Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Làm thế nào để vệ sinh “cô bé” đúng cách
tamsubantre.org - Làm thế nào để vệ sinh “vùng kín” sạch sẽ và an toàn nhất? Hãy tự tìm câu trả lời cho mình thông qua những tình huống dưới đây bạn nhé
Rửa vùng kín với nước muối pha loãng
Theo các bác sĩ chuyên khoa, cũng như nước sạch hay nước rửa vệ sinh chuyện dụng, nước muối pha loãng là một dung dịch rất tốt dùng để vệ sinh “vùng kín” của các XX. Nếu dùng dung dịch này để tắm gội cho “cô bé” sau mỗi lần tiểu tiện, rồi lau khô bằng khăn sạch, nó sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, bảo vệ cho “vùng cấm địa”. Tuy nhiên, nếu “vùng kín” đang bị ngứa rát, nước muối pha loãng lại là vũ khí gây hại. Bởi lẽ, rất có thể “cô bé” bị ngứa là do nấm âm đạo, và như vậy nước muối lại là nguồn thức ăn dồi dào cho nó phát triển. Đó cũng chính là lý do khiến Hiền – cô bạn “bồ ruột” của nước muối bị rơi vào tình trạng: khí hư gần như bít kín cửa âm đạo. Chuyện là vì, nghe theo lời khuyên của mẹ, khi “vùng kín” ngứa ngáy khó chịu, chỉ cần chịu khó ngâm rửa “vùng cấm địa” trong nước muối pha loãng, cái ngứa sẽ bị thổi bay. Đúng như mẹ Hiền nói, ngay sau khi vệ sinh “cô bé” bằng dung dịch này, Hiền cảm thấy dễ chịu hơn hẳn. Nhưng cảm giác khoan khoái này chỉ kéo dài được nửa tiếng. Sau đó, những cơn ngứa lại tiếp tục diễn ra với cường độ khủng khiếp hơn. Mỗi lần như vậy, Hà lại tìm đến nước muối để lấy lại cảm giác thăng bằng. Kết quả là sau một tuần trường kì điều trị bằng nước muối, Hiền bắt đầu nhận thấy, mỗi khi đi tiểu, “cô bé” lại tiết ra một thứ dịch gì đó màu trắng, bồn bột như bã đậu. Kinh khủng hơn là ngay cả khi vệ sinh “vùng kín”, cái dịch này cũng xuất hiện. Cuối cùng, khi tìm đến phòng khám phụ khoa, Hiền nhận được kết luận: nhiễm nấm nặng
Làm sạch “cô bé” bằng nước pha với phèn
Nước pha phèn liệu có hiệu quả với “cô bé”?
Không thể tiếp tục chịu đựng tình trạng này, Hà quyết định đến phòng khám phụ khoa. Ở đây, cô nàng đã được “khai thông” đầu óc khi bác sỹ giải thích: phèn có tính axit cao, nếu dùng để sát trùng vết thương bên ngoài thì tốt, còn để ngâm rửa “cô bé” thì là sai lầm. Nó sẽ làm môi trường âm hộ, âm đạo thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, tấn công và gây bệnh ở “vùng kín”. Theo lời khuyên của bác sĩ, nếu sức khỏe “cô bé” đang ở tình trạng ổn định, nghĩa là không bị ngứa, rát, chảy máu bất thường, các XX chỉ cần vệ sinh cho nó bằng nước sạch là ổn. Và trước khi diện quần chip, bạn cần phải lau khô “vùng kín”, tránh tình trạng bị ẩm ướt. Còn nếu có những biểu hiện bất thường (ngứa liên miên không rõ nguyên nhân như Hà chẳng hạn), bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Tự chữa bệnh ở nhà sẽ làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
Lá trầu không là lựa chọn số 1
Từ xa xưa, các cụ nhà ta vẫn truyền tai nhau rằng: dùng nước lá trầu không để vệ sinh “vùng kín” là lựa chọn số một. Theo đó, lá trầu không tươi được vò nát, thêm một chút muối, đun sôi với nước dùng để rửa ngoài (khi nguội) hoặc xông hơi (khi nóng) sẽ chữa được ngứa và viêm nhiễm. Đặc biệt, với những người vừa sinh nở xong, được ngâm “cô bé” trong nước này thì không gì bằng vì nó giúp “vùng kín” khô ráo, sạch sẽ. Nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Trầu không không thích hợp cho tất cả môi trường âm đạo, thế nên nếu sau khi sử dụng, bạn thấy có những dấu hiệu bất thường, hãy dừng lại ngay lập tức. Cố quá sẽ thành quá cố đấy.
Mặt khác, với những ai có môi trường âm đạo phù hợp với nước lá trầu không, bạn cũng không nên quá lạm dụng. Dung dịch này chỉ nên dùng trong những ngày kinh nguyệt, còn ở điều kiện bình thường, chỉ nên trung thành với nước sạch thôi các XX ạ, nếu không nó sẽ gây ra sự biến đổi ở môi trường âm đạo, không hề tốt cho sức khỏe.
“Vùng kín” là một cô nàng khó chiều, nhưng nếu biết cách chăm sóc thì đơn giản vô cùng. Vì vậy, đừng bao giờ bỏ qua những thông tin này, bạn nhé!
Hồng Vi
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00