Tampon và những thắc mắc của XX Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
tamsubantre.org - Tampon được coi như một sản phẩm được sinh ra để “nuông chiều” các XX với nhiều ưu điểm vượt trội. Nhưng không phải XX nào cũng biết về tampon đâu nhé. Bài viết này sẽ giúp các bạn có những thông tin cơ bản trước khi bắt đầu dùng tampon.
Tampon là gì?
Tampon chính xác là một loại băng vệ sinh và nó cũng được dùng để hút "nguyệt san" của các XX. Các loại tampon hiện nay chủ yếu được làm từ tơ nhân tạo và sợi tổng hợp nên khả năng thấm hút rất ổn. Điều làm nên sự khác biệt của tampon chính là kích thước nhỏ gọn bất ngờ của nó: chỉ bằng một ngón tay. Cụ thể tampon chỉ dài khoảng 4-5cm và có một sợi dây ở gốc của tampon để có thể dễ dàng lấy ra sau khi dùng
Sử dụng tampon như thế nào?
1. Hãy chọn một tư thế (ngồi hoặc đứng) bạn thấy thoải mái nhất, giữ Tampon bằng tay thuận. Cầm ở giữa Tampon, nơi có điểm đánh dấu nhỏ hơn, chèn phần ruột bên trong Tampon lên lớp ruột ngoài. Bạn phải đảm bảo để đầu dây lộ ra bên ngoài âm đạo và ở vị trí có thể nhìn thấy rõ nhất.
2. XX sẽ dùng tay còn lại để mở môi âm hộ (Viền bao quanh âm hộ) và nhét Tampon vào trong cửa âm đạo. Dùng tay nhẹ nhàng đẩy Tampon đi sâu vào trong và dừng lại khi các ngón tay của bạn chạm vào các mô thịt. Khi đó, phần ruột thấm lớn Tampon đã nằm gọn trong âm đạo của bạn rồi đấy!
3. Một khi phần ruột lớn đã tiến vào được lãnh địa âm đạo, bạn tiếp tục dùng tay ấn nốt phần ruột thấm nhỏ của Tampon vào. Điều này sẽ đảm bảo Tampon đã thực sự chui được vào trong.
4. Khi cả phần ruột trong Tampon đã vào trong cơ thể, XX hãy dùng ngón cái và ngón giữa dịch chuyển phần dây ra ngoài.
5. Khi XX muốn rút Tampon ra khỏi cơ thế, bạn hãy nắm lấy đầu dây và nhẹ nhàng lôi dây theo hướng chúc xuống cho đến khi Tampon bắt đầu xuất đầu lộ diện ở cửa mình.
Tampon khi ở trong âm đạo
Có ai không thể sử dụng tampon không?
Tampon có rất nhiều kích cỡ khác nhau như mini (nhỏ), normal (trung bình), max (to) để XX có thể lựa chọn loại phù hợp với mình. Nhưng cũng có những XX không thể sử dụng tampon. Đó là những cô nàng đang bị viêm nhiễm đường sinh sản. Đưa tampon vào lúc này sẽ làm viêm nhiễm nặng hơn.
Tampon có thể gây rách màng trinh không?
Nguy cơ rách màng trinh khi sử dụng tampon là có thể xảy ra. Bởi vì XX chúng mình không dễ dàng gì biết được màng trinh của mình có cấu tạo một lỗ hay nhiều lỗ, có độ đàn hồi ra sao, có tính chất mỏng và dày như thế nào nên khi đưa tampon vào đương nhiên có thể gây rách rồi.
Ví dụ: Nếu màng trinh của XX có nhiều lỗ (đương nhiên là mỗi lỗ sẽ nhỏ hơn so với màng trinh nhiều lỗ), có thể XX đưa tampon từ từ vào thì may mắn là nó có thể lọt qua vì rất biết đâu màng trinh của bạn gái này có độ giãn tốt. Nhưng đến lúc rút ra, kích cỡ tampon đã khác rồi, nó hoàn toàn có thể phình to hơn so với kích cỡ ban đầu (và màng trinh của XX ấy lại không thể giãn nhiều hơn) và thế là… rách. Hay màng trinh của một bạn khác có thể có cấu tạo một lỗ nhưng vốn dĩ rất mỏng, độ giãn lại kém, thì ngay khi tampon “đụng độ” với màng trinh, thì kẻ chịu tổn thương rất có thể là màng trinh phải không bạn?
Tampon có thể bị chui tọt vào trong tử cung không?
Trong những ngày “đèn đỏ”, cổ tử cung chỉ hé mở rất nhỏ đủ để “nguyệt san” có thể lưu thông và do đó Tampon sẽ chẳng có cơ hội nào để bước qua “ngưỡng cửa” là cổ tử cung để đi “du lịch” bên trong buồng tử cung bạn nhé!
Đúng là tampon có thể gây sốc độc do chất lượng tampon không đảm bảo hoặc do để tampon quá lâu trong cơ thể. Biểu hiện của sốc độc là buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, da sạm… Nếu thấy các dấu hiệu này, XX cần ngay lập tức tháo tampon và đến gặp bác sĩ nếu các dấu hiệu này không bớt. Để tránh sốc độc, bạn chỉ nên dùng các loại tampon rõ nguồn gốc và có uy tín, nhất là không được quên thay tampon. Mỗi chiếc tampon chỉ được dùng trong khoảng 2 tiếng, để lâu hơn sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể. Và tampon không thích hợp để sử dụng ban đêm. Buổi đêm, tốt nhất nên dùng loại băng vệ sinh miếng và dày một chút để thấm hút tổt hơn.
Giá thành của tampon
Các XX có thể tham khảo các loại tampon và giá thành của một số loại sau:
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00