Tại sao “túi bi đôi” bị chảy sệ? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Tại sao túi bi đôi bị sệ?
tamsubantre.org - Bình thường, “túi bi đôi” (bìu) của các XY có hình dáng khá săn chắc. Vì thế, chỉ thấy “túi bi đôi” của mình hơi bị sệ thôi, XY đã hết sức lo lắng rồi. Hãy cùng tìm hiểu xem lí do gì có thể gây nên tình trạng trên ở các XY nhé!
“Túi bi đôi” bị… nóng quá?
Nếu để ý, XY sẽ nhanh chóng nhận ra, “túi bi đôi” của mình thường bị sệ khi nào chúng bị nóng quá. Trong trường hợp này, không an toàn chút nào vì thông thường, nhiệt độ của tinh hoàn luôn phải được bảo đảm thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1- 4 độ để bảo đảm “nhà máy sản xuất tinh binh hoạt động hiệu quả”. Trong những tình huống này, bạn hoàn toàn có thể can thiệp được.
Vào mùa hè, những XY có thói quen “lượn phố hóng gió” cho dù trời đang nắng nóng bỏng rát sẽ nhanh chóng nhận thấy “túi bi đôi” của mình như “đang tan chảy và biến mất”. Điều này dường như tỉ lệ thuận với sức nóng toả ra từ mặt đường và yên xe. Vì thế, hãy cố gắng tránh ra đường vào những giờ “đỉnh nóng”, nếu bạn bắt buộc phải đi thì cũng chịu khó che chắn cho “cậu em” và làm mát yên xe nhé!
Phần lớn các XY nghĩ rằng, vào mùa đông thì cậu em của mình có thể được an toàn tuyệt đối, nhưng không phải thế. Vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn mà các XY dễ dàng bỏ qua nếu không biết.
Khi trời lạnh, nước nóng trở thành người bạn đắc dụng của tất cả mọi người trong khâu vệ sinh và XY cũng vậy. Điều này là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu XY quá lạm dụng mà ngâm mình hàng giờ liền trong nước nóng thì có thể khiến cho “túi bi đôi” khó chịu.
Những XY có thói quen đặt laptop lên đùi để ngồi trên giường cho… ấm, vừa chat chít, vừa nghe nhạc cũng nên dừng ngay thói quen này nhé. Vì theo nghiên cứu mới nhất, khi laptop hoạt động sẽ toả ra một lượng nhiệt đủ để khiến “túi bi đôi” bị hạn chế hoạt động và lâu dần thì tinh binh sản xuất ra cũng “yếu ớt và què quặt”.
Và một nhắc nhở nhỏ cho XY, vào mùa nào thì cũng cần mặc quần chip thoải mái và vừa vặn nhé. Đừng ham hố mặc những chiếc quần nhỏ hơn một size chỉ để nhìn trông gọn hơn.
XY không nên đặt laptop nên đùi
“Túi bi đôi mất tích” vào ban đêm ?
Có những khi XY đã tránh xa các tác nhân gây nóng bức nhưng không hiểu sao, ban đêm, khi ngủ, “túi bi đôi” vẫn bị chảy sệ và nhiều lúc tưởng chừng như đã “mất tích”.
Có nhiều XY thậm chí đã nghĩ đến việc mình bị mắc một chứng bệnh nan y khó chữa và thậm chí, còn ngậm ngùi tiên đoán “thế là hết làm bố”. Nhưng kì thực, mọi chuyện không đến mức kinh hoàng như vậy.
So với việc bạn “hành hạ túi bi đôi” bằng cách đi ngoài nắng, chịu trận với chiếc laptop trên đùi, việc “túi bi đôi” giãn và sệ vào ban đêm hoàn toàn không phải là triệu chứng nguy hiểm.
Đơn giản vì vào ban đêm, trong khi ngủ, nhiệt độ cơ thể thường lên vài độ và để đảm bảo nhiệt độ ở “nhà máy sản xuất tinh binh” vẫn ở mức an toàn cho phép, “túi bi đôi” phải “giãn mình hết sức để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc và để tinh hoàn mát mẻ hơn”. Thông tin này có thể giúp bạn “đánh một giấc” thoải mái chưa nhỉ?
“Chiếc áo khoác bị rộng” cũng gây sệ
“Túi bi đôi” của các XY được ví như chiếc áo khoác để trùm kín “hai bi đôi” (tinh hoàn) ở bên trong và tạo nhiệt độ thích hợp cho “nhà máy sản xuất tinh binh”. Và vì là áo khoác nên cũng có nhiều size, nhiều cỡ khác nhau đấy nhé. Nhiều XY có chiếc áo khoác khá lớn nên có thể khiến “túi bi đôi” nhìn có vẻ sệ và thiếu săn chắc.
Nếu quá mong muốn “túi bi đôi” được săn chắc hơn, XY có thể cầu viện đến bác sĩ để… sửa lại “chiếc áo khoác” của mình bằng cách cắt bớt da và may lại. Nhưng điều này thực ra không cần thiết vì việc “chiếc áo khoác” hơi rộng chắc chắn không gây ảnh hưởng lắm đến những “chức năng” khác.
Lời kết
Nếu bạn thuộc trường hợp đầu tiên trong bài viết này, bạn cần quan tâm và dành nhiều thời gian hơn để quan tâm tới “túi bi đôi” của mình nhé. Dĩ nhiên là vì, “túi bi đôi” góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp “làm bố” của các XY mà.
Bi Xanh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00