TÁC HẠI CỦA THUỐC TRÁNH THAI KHẨN CẤP KHIẾN NHIỀU NGƯỜI BẤT NGỜ Thứ Tư, 13/12/2023, 00:00
Thuốc tránh thai khẩn cấp là giải pháp hàng đầu được nữ giới lựa chọn khi phát sinh các quan hệ tình dục không an toàn. Tuy nhiên, các tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ xảy ra khi nữ giới quá lạm dụng loại thuốc này.
1. Các tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp đối với nữ giới
Theo các chuyên gia sức khỏe, các tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp có thể xảy ra với nữ giới khi sử dụng gồm có:
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt là tác hại của thuốc tránh thai mà hầu hết chị em nào cũng gặp phải. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là trong thuốc có chứa có thành phần có tác dụng gây ức chế hormone sinh dục, làm chậm quá trình rụng trứng, ngăn cản quá trình làm tổ của trứng (nếu trứng được thụ tinh),...
Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị ảnh hưởng khi sử dụng thuốc tránh thai
Tùy theo cơ địa của mỗi người, quá trình rối loạn có thể là chậm hơn hoặc sớm hơn so với chu kỳ bình thường.
Ra máu âm đạo
Tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp là gì? Theo các chuyên gia, trong một vài trường hợp sử dụng thuốc tránh thai, âm đạo có thể ra máu bất thường. Thông thường, tình trạng này chỉ kéo dài trong 2 – 3 ngày. Tuy nhiên nếu vấn đề này kéo dài, nữ giới cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Sức khỏe sinh sản của nữ giới bị ảnh hưởng
Theo các chuyên gia, hàm lượng estrogen cao có trong thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ức chế khả năng bài tiết estrogen của buồng trứng. Từ đó, dễ gây ra hiện tượng cơ thể kháng estrogen và gây suy buồng trứng hoặc thúc đẩy quá trình tiền mãn kinh xảy ra nhanh chóng hơn.
Thường xuyên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp làm tăng nguy cơ vô sinh cho nữ
Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ được phép uống tối đa 2 viên thuốc tránh thai trong vòng 1 tháng và không nên sử dụng liên tục. Khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian hoặc quá liều dùng sẽ là tăng nguy cơ làm teo niêm mạc tử cung, sảy thai, vô sinh,...
Do đó, chị em chỉ nên sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp “bất khả kháng” và không lạm dụng như một phương pháp tránh thai an toàn.
Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Một tác hại khác của thuốc tránh thai khẩn cấp đối với sức khỏe có thể kể đến như nôn mửa, khó chịu, hệ tiêu hóa bị kích thích. Giải thích cho vấn đề này là do thuốc tránh thai gây ra tăng đột ngột nồng độ Estrogen trong cơ thể.
Khi nữ giới có dấu hiệu nôn ói trong vòng 1 tiếng đồng hồ sau uống thuốc cần phải bổ sung một viên thuốc tránh thai khác. Bởi thuốc tránh thai được dùng trước đó có khả năng ra khỏi cơ thể khi nôn, gây nguy cơ có thai ngoài ý muốn cao.
Tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư
Hàm lượng estrogen có trong thuốc tránh thai khẩn cấp cao gấp 4 lần so với các loại thuốc tránh thai thông thường. Do đó, việc sử dụng thường xuyên làm tăng ức chế chức năng buồng trứng, tăng sản nội mạc tử cung, tăng sản vú,... Đây đều là những yếu tố khiến tăng nguy cơ gây ra các bệnh ung thư liên quan đến tử cung, buồng trứng, ung thư vú với nữ giới,...
Các tác hại khác của thuốc tránh thai khẩn cấp
Bên cạnh các tác động nói trên, nữ giới sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác như:
-
Rối loạn về hô hấp.
-
Tăng cân.
-
Mang thai (có thể thai trong buồng tử cung hoặc thai ngoài tử cung).
-
Mất cân bằng nội tiết tố.
-
Rối loạn huyết áp.
2. Cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp an toàn
Với những tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp, việc sử dụng loại thuốc này cần đặc biệt chú trọng với những lưu ý sau:
Đối tượng chống chỉ định
Nữ giới chỉ thực sự sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong trường hợp cần thiết để ngừa nguy cơ mang thai ngoài ý muốn. Trong đó, các trường hợp sau được chống chỉ định sử dụng, gồm:
-
Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.
-
Nữ giới mắc các bệnh về tim mạch, gan, thận hoặc ung thư,...
-
Người có tình trạng chảy máu âm đạo bất thường, không rõ nguyên nhân.
-
Nữ giới gặp các tình trạng bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn tuần hoàn não, động kinh,...
-
Nữ giới có cơ địa dị ứng với thành phần có trong thuốc tránh thai.
Liều sử dụng
-
Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 1 viên: uống 1 viên/lần.
-
Thuốc tránh thai khẩn cấp loại 2 viên: có thể uống cùng một lúc 2 viên hoặc uống mỗi viên/lần và cách nhau khoảng 12 giờ.
Không nên uống quá 2 liều thuốc tránh thai khẩn cấp trong 1 tháng
Để hạn chế các ảnh hưởng của thuốc tránh thai tới sức khỏe của nữ giới, không nên uống quá 2 liều/tháng và quá 3 lần/năm. Uống bổ sung thêm 1 liều uống nếu có dấu hiệu nôn ói trong một 1 giờ sau khi sử dụng thuốc.
3. Thực phẩm không nên sử dụng sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp
Sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn cần lưu ý không nên sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm sau đây:
Các tá dược bổ sung
Trong một vài trường hợp, thuốc tránh thai khẩn cấp có thể tương tác gây ra các phản ứng với thuốc tránh thai khẩn cấp. Do đó, để đảm bảo hiệu quả của thuốc tránh thai và hạn chế nguy cơ gây ra các tác dụng phụ, khi sử dụng thuốc nên hạn chế sử dụng các tá dược hoặc thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ thảo dược.
Trà giải độc
Trà giải độc được biết đến với tác dụng loại bỏ các độc tố gây hại ra khỏi cơ thể nên được nhiều chị em yêu thích và sử dụng. Tuy nhiên, chính tác dụng này khiến thuốc tránh thai khẩn cấp có thể bị đào thải ra bên ngoài. Do đó, chị em không nên sử dụng trà sau khi đã uống thuốc.
Nữ giới không nên uống trà giải độc sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp
Thực phẩm, đồ uống có than hoạt tính
Theo nghiên cứu, than hoạt tính có tác dụng hấp thụ và loại bỏ các chất độc hại, kể cả là thuốc uống bên trong đường ruột. Do đó, để ngừa mang thai ngoài ý muốn sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, nữ giới không nên uống hoặc sử dụng các thực phẩm có chứa than hoạt tính.
Cam thảo
Cam thảo có thể gây các ảnh hưởng tới nồng độ nội tiết tố. Do đó, nếu đồng thời sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp và cam tham có thể khiến các hormone có trong thuốc bị giảm đáng kể. Đồng thời khiến hiệu quả ngừa thai cũng là thấp hơn.
Các thực phẩm khác
-
Bưởi bồ đào.
-
Củ từ.
-
Rong biển.
-
Các thuốc điều trị lao, cao huyết áp.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- UNG THƯ TỬ CUNG QUAN HỆ ĐƯỢC KHÔNG VÀ LỜI GIẢI ĐÁP TỪ BÁC SĨ Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- ĐIỀU TRỊ BỆNH SÙI MÀO GÀ NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- ĐIỀU TRỊ SÙI MÀO GÀ Ở LƯỠI BẰNG CÁCH NÀO? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- ĐẮK LẮK: NÊN XÉT NGHIỆM GIANG MAI Ở ĐÂU CHÍNH XÁC - BẢO MẬT? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- NGƯỜI CHƯA QUAN HỆ CÓ BỊ NHIỄM HPV KHÔNG? Thứ Ba, 12/12/2023, 00:00
- TỔNG QUAN VỀ BỆNH LÂY NHIỄM VIRUS HERPES SIMPLEX TYPE 2 Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- NUỐT TINH TRÙNG CÓ BỊ LÂY HIV KHÔNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- HERPES SINH DỤC NỮ CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO? Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- HPV TYPE 11 GÂY BỆNH GÌ? CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ Thứ Hai, 11/12/2023, 00:00
- Động Thai Nguy Hiểm Như Thế Nào? Nên Làm Gì Khi Bị Động Thai Thứ Sáu, 08/12/2023, 15:00
- Đốt Lộ Tuyến Cổ Tử Cung Có Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Sinh Sản Thứ Sáu, 08/12/2023, 15:00