Sức khỏe sinh sản của các em bé - vấn đề còn bỏ ngỏ Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Bảo vệ sức khoẻ sinh sản cho bé yêu là trách nhiệm của mỗi bậc cha mẹ
Ngân, bé gái chưa đầy ba tuổi, đã trở thành khách hàng đặc biệt của Bệnh viện phụ sản Hải Phòng. Bé bị viêm vùng kín nặng nên đã đi lại phòng khám phụ khoa này suốt mấy tháng nay. Bộ phận sinh dục bị mưng, tấy đỏ khiến Ngân lúc nào cũng đau rát, nhất là khi đi vệ sinh.
Có lần, chứng kiến cảnh bé buồn tè mà khóc lóc nhất quyết không chịu đi vì “Đau lắm! Con nhịn còn hơn”, các bác sĩ không khỏi đau lòng. Chuyện viêm nhiễm cơ quan sinh dục ở những em bé như Ngân đã và đang là vấn đề khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Từ các câu chuyện
Một thời gian dài đã qua đi, nhưng đến tận bây giờ, các bác sĩ ở Bệnh viện phụ sản Hà Nội vẫn không khỏi xót xa khi nhớ lại chuyện cu Ti, hơn một năm tuổi, được mẹ bế đến khám phụ khoa. Không hiểu vì sao mà thời gian đó, trên bộ phận sinh dục của bé xuất hiện những vết loét hình tròn. Tưởng bé bị dị ứng với tã giấy, gia đình đã ngừng sử dụng, và tự ý mua thuốc mỡ về bôi, nhưng vết loét vẫn ngày một lớn dần và ngày càng nặng hơn. Cho đến một ngày, quan sát kĩ những vết loét bất thường ấy, gia đình mới bán tín bán nghi và đưa bé đi khám bệnh. Cầm tờ kết quả xét nghiệm trên tay với dòng chữ: Dương tính với xoắn khuẩn giang mai, mẹ bé không khỏi xót xa, bàng hoàng.
Chưa đến mức nghiêm trọng như trường hợp của Ti, nhưng Ngân, bé gái chưa đầy ba tuổi đã trở thành khách hàng đặc biệt của Bệnh viện phụ sản Hải Phòng. Bé bị viêm vùng kín nặng nên đã đi lại phòng khám phụ khoa này suốt mấy tháng nay. Bộ phận sinh dục bị mưng, tấy đỏ khiến Ngân lúc nào cũng đau rát, nhất là khi đi vệ sinh. Có lần, chứng kiến cảnh bé buồn tè mà khóc lóc nhất quyết không chịu đi vì: “Đau lắm! Con nhịn còn hơn”, các bác sĩ không khỏi đau lòng.
… đến những lời cảnh báo
Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng làm sao Ti, mới được hơn 1 tuổi lại mắc phải căn bệnh lây truyền qua đường tình dục đáng sợ đó, rồi đoán già đoán non rằng: chắc hẳn Ngân đã bị xâm hại tình dục dẫn đến hậu quả nghiêm trọng này. Chẳng có gì ngạc nhiên cả, và đừng phỏng đoán nữa, bởi tất cả những điều đó đều do sự bất cẩn của người lớn gây nên. Bố mẹ cu Ti dù đang phải điều trị giang mai nhưng lại giặt chung quần áo của họ với quần áo của em vì: “không ngờ giang mai có thể lây truyền qua đường này”. Còn mẹ bé Ngân, chỉ vì lười dẫn bé đi vệ sinh đã thường xuyên đóng bỉm cho bé, bất kể đêm, ngày. Đáng giận hơn nữa khi mẹ Ngân cũng là người làm trong lĩnh vực y tế.
Chuyện những em bé phải đến bệnh viện điều trị các bệnh liên quan đến viêm nhiễm vùng kín không còn lạ với các bác sĩ phụ sản. Và tất cả các trường hợp này đều bắt nguồn từ sự cẩu thả, thiếu hiểu biết, hoặc đôi khi là sự lười biếng của người làm cha, làm mẹ. Như trường hợp của Ngân, sau khi được cảnh báo về những nguy cơ của việc đóng bỉm, mẹ bé đã thực sự “chừa”. Thế nhưng, vì: “bé đái suốt ngày, quần nào mặc cho đủ”, nên chị đã mặc bé cởi truồng lê la trong nhà, ngoài phố. Vậy là, chỉ một thời gian ngắn sau khi chữa khỏi đợt viêm nhiễm vì bỉm, Ngân lại đến khám và xin thuốc cho đợt điều trị thứ hai.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, đối với viêm nhiễm tự phát, chúng ta có thể khắc phục bằng cách mặc quần thường xuyên cho bé. Điều này hạn chế việc cơ quan sinh dục của các em tiếp xúc với những nơi có nhiều vi trùng như mặt đất, mặt ghế, quần áo, thậm chí là da người… Ở tuổi này, các bé đi vệ sinh rất nhiều nên việc giặt giũ tương đối vất vả, vì thế, ngay từ khi bé mới sinh ra, chúng ta hãy tập “xi” để tạo thành thói quen cho bé. Và đến khi bé có thể nhận thức được, hãy dạy cách bé gọi người lớn mỗi khi cần “giải quyết nỗi buồn”. Tránh đóng bỉm thường xuyên vì nó sẽ tạo ra môi trường ẩm thấp, thuận lợi cho các vi trùng, vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào cơ quan sinh dục còn non nớt. Bên cạnh đó, quần áo của bé cần được phơi ở những nơi thoáng mát, ánh nắng có thể chiếu vào và tuyệt đối không mặc quần áo ẩm cho bé.
Đối với những viêm nhiễm do lây lan, giặt riêng quần áo là cách ngừa bệnh tốt nhất. Thực tế cho thấy, nhiều loại vi khuẩn, vi rút có thể tồn tại trong nước, thế nên chuyện chúng di chuyển từ quần áo người này sang quần áo người khác và gây bệnh là điều dễ hiểu.
Một lời khuyên nữa với các bậc phụ huynh là cần đưa bé đi khám ngay nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường ở cơ quan sinh dục. Tự chẩn đoán và mua thuốc về điều trị cho bé sẽ vô cùng nguy hiểm, vì như thế sẽ làm bệnh trở nên khó chữa hơn.
Vệ sinh trẻ nhỏ, chuyện tưởng như vô cùng đơn giản lại chẳng hề đơn giản chút nào nếu thiếu kiến thức và không cẩn thận. Cũng bởi những viêm nhiễm lúc nhỏ này nhiều khi sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản về sau, do đó, sẽ là rất cần thiết khi bạn trang bị cho mình những thông tin cần thiết về sức khỏe sinh sản để bảo vệ bé yêu.
Phương Vi
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00