Sinh lý XX khác nhau - Biện pháp tránh thai không giống nhau Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Đừng vội lầm tưởng biện pháp tránh thai nào cũng phù hợp với tất cả, XX nhé!
Ngày nay, có rất nhiều biện pháp tránh thai khác nhau dành cho phe XX. Các biện pháp được nhiều XX quan tâm và sử dụng nhất là thuốc tránh thai, đặt vòng, miếng dán tránh thai... Nhưng có một lưu ý hết sức quan trọng, không phải biện pháp tránh thai nào cũng phù hợp với tất cả. Nếu không sử dụng đúng cách, sẽ gây tổn thương sức khỏe nghiêm trọng cho cả hai đấy.
Dưới đây là những minh chứng và lời khuyên cụ thể cho từng trường hợp, chúng mình cùng xem nhé!
1. Kinh nguyệt không đều
XX nào có lượng máu kinh quá nhiều không nên dùng vòng tránh thai, bởi sự kích thích của vòng tránh thai sẽ làm cho lượng máu kinh đã nhiều lại còn nhiều hơn. Tốt nhất, những XX rơi vào trường hợp này nên dùng thuốc tránh thai, vừa hiệu quả lại còn giúp điều tiết, giảm bớt lượng máu kinh nữa.
Còn với XX có lượng máu kinh ít, thậm chí thường xuyên đến trễ thì không nên dùng thuốc tránh thai, thay vào đó bạn nên dùng biện pháp đặt vòng sẽ hợp lý hơn.
2. Làm "chuyện ấy" sau thời gian dài
Với trường hợp này, XX tuyệt đối không dùng biện pháp tránh thai theo cách tính ngày an toàn. Bởi khi bị kích thích, hưng phấn quá mức, rất có thể bạn sẽ bị rụng trứng bất ngờ, hoặc rụng trứng sớm. Tốt nhất, bạn nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc bao cao su
3. Cơ thể dễ bị dị ứng
Kem bôi da tránh thai, hoặc thuốc tránh thai dạng màng mỏng rất dễ gây dị ứng âm đạo. Mũ cổ tử cung hoặc vòng tránh thai lại càng làm tăng thêm khả năng viêm nhiễm. Nếu như bạn bị dị ứng nặng, thì thậm chí bao cao su cũng không nên sử dụng.
Những cô nàng bị dị ứng này thường bị hạn chế bởi hầu hết các biện pháp tránh thai, hix! Nếu nguyệt san ghé thăm đều đặn, tốt nhất bạn nên dùng phương pháp tránh thai theo cách tính ngày an toàn. Còn nếu không, bạn hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn tốt nhất.
4. Một trong hai bị viêm gan B
Nếu người bị bệnh là XX, thì bạn không nên dùng thuốc tránh thai, hoặc đặt vòng, nó sẽ khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn, bởi vì chức năng gan không tốt khiến cho chất chống đông trong cơ thể bị giảm, dễ bị chảy máu, dẫn đến tình trạng lượng máu kinh ra nhiều hoặc chảy máu tử cung.
Tốt nhất bạn nên dùng bao cao su, vừa tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, vừa tránh thai an toàn và hiệu quả.
5. XX mắc bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường hoặc viêm thận
XX bị bệnh trên không nên dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào như uống thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc dưới da, bởi chúng sẽ làm nặng thêm bệnh tình, dẫn đến suy giảm các chức năng.
Tốt nhất bạn nên dùng dụng cụ ngừa thai, ví dụ bao cao su, mũ tử cung...
6. "Cô bé" có triệu chứng khô hạn
Biện pháp đặt vòng cổ tử cung trong trường hợp này sẽ làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn nên dùng các biện pháp như uống thuốc tránh thai, thuốc tiêm. Bởi các chất estrogen và progesteron có trong thuốc giúp điều tiết, cứu trợ đau bụng kinh.
8. Viêm âm đạo
XX bị viêm âm đạo không nên dùng bao cao su, vì chất liệu của bao cao su có thể làm viêm nhiễm nặng hơn, hoặc dẫn đến dị ứng âm đạo.
Tốt nhất, bạn nên dùng biện tránh thai theo cách tính ngày an toàn. Tinh trùng xâm nhập vào âm đạo có thể tiêu diệt nấm độc, có tác dụng trị liệu nhất định đối với viêm âm đạo. Nếu bệnh của bạn nhẹ thì cũng có thể uống thuốc tránh thai, bệnh nặng nên dừng lại "chuyện ấy", tránh để lây lan sang đối phương, gây hại cho cả hai.
9. Bị viêm vùng chậu hoặc xói mòn cổ tử cung
Với trường hợp này, bạn không nên đặt vòng tránh thai trong âm đạo, như vậy sẽ gây kích thích khiến bệnh nặng hơn. Tốt nhất bạn nên sử dụng cách tính ngày an toàn hoặc khuyên XY của mình dùng bao cao su.
Thế Đan
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00