Siêu âm thai: nên đến khoa sản Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Siêu âm kiểm soát định kỳ cho thai phụ để kịp thời phát hiện những bất thường của thai nhi-Ảnh: N.C.T.
Siêu âm tuy chưa xác định có hại gì cho thai nhi, nhưng cũng không nên vì thế mà lạm dụng.
Ông Nghiêm Trần Dũng, phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), nói khi chuyên gia về bảo hiểm y tế của Thụy Điển đến VN đã rất ngạc nhiên về sự “thích siêu âm” của bà bầu Việt. Theo các chuyên gia này, ngoại trừ những tình huống đặc biệt, bà bầu Thụy Điển thông thường chỉ siêu âm 1-2 lần/thai kỳ. Trong khi bà bầu VN có người tháng nào cũng siêu âm trong chín tháng mang thai, nhất là được siêu âm 3 chiều - 4 chiều, chụp được cả ảnh em bé mang về khoe với người thân thì càng thích! “Chuyên gia Thụy Điển đánh giá tình trạng lạm dụng siêu âm đã gây lãng phí lớn”- ông Dũng nói.
Sử dụng đúng mức
Ông Lê Anh Tuấn nói: “Bản chất của siêu âm là dùng sóng âm thanh ở tần số siêu âm. Đây là loại sóng lành, không có gì là xấu nhưng cũng không cần phải siêu âm nhiều. Với các bà mẹ bình thường, chỉ nên siêu âm ba tháng/lần, tức ba lần trong cả thai kỳ”.
Tuy nhiên, siêu âm rất quan trọng trong chẩn đoán sớm dị tật thai nhi, vì vậy ông Tuấn hướng dẫn các bà mẹ nên đến bệnh viện sản khoa, bác sĩ chuyên khoa sản để siêu âm, kết quả “đọc” hình thái thai nhi sẽ tốt hơn nhiều.
Theo ông Tuấn, ở nhiều địa phương vẫn còn tình trạng bác sĩ mới qua khóa siêu âm căn bản là về mở phòng mạch, siêu âm cho bà bầu. Kết quả của những cuộc siêu âm này chỉ là để biết có thai hay không có thai. “Đã có những thai phụ tháng nào cũng siêu âm, nhưng khi đến trung tâm chẩn đoán trước sinh kiểm tra có kết quả thai bất thường thì thai đã quá to. Thậm chí có trường hợp thai phụ đã siêu âm nhưng vẫn sinh ra song sinh dính nhau” - ông Tuấn cho biết.
Siêu âm phát hiện dị tật
Theo ông Lê Anh Tuấn, nếu thực hiện siêu âm đo độ dày da gáy thai nhi và xét nghiệm sinh hóa cho 100% thai phụ có thai 11-13 tuần, có thể phát hiện 90-95% trẻ bị hội chứng Down. “Các dị tật như hội chứng Turner (bệnh do bất thường nhiễm sắc thể giới) hoặc tạo xương bất toàn dẫn đến dễ gãy xương có thể phát hiện qua siêu âm chẩn đoán và một số xét nghiệm kèm theo” - ông Tuấn hướng dẫn.
Theo thống kê của Trung tâm chẩn đoán trước sinh, Bệnh viện Phụ sản T.Ư, tính đến tháng 6-2009 đã có trên 1.000 trường hợp phát hiện sớm hội chứng Down, gần 100 trường hợp dị tật ống thần kinh... qua chẩn đoán trước sinh.
Ông Lê Anh Tuấn cho rằng trước đây các bác sĩ vẫn hướng dẫn bà mẹ sinh con khi trên 35 tuổi, gia đình từng sinh con dị tật... nên tới bác sĩ để được thăm khám thường xuyên trong thời gian mang thai. Nhưng qua thống kê, tỉ lệ thai nhi bất thường ở nhóm thai phụ 24-29 tuổi, khó tìm thấy yếu tố nguy cơ, cũng rất cao. Vì vậy tất cả bà mẹ đều phải chú ý giữ sức khỏe và đến bác sĩ trong thời kỳ mang thai.
Lan Anh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00