9 xét nghiệm chẩn đoán vô sinh nữ Thứ Hai, 05/02/2024, 00:00
Hiện nay tình trạng vô sinh, hiếm muộn ngày càng phổ biến và là nỗi lo của nhiều cặp vợ chồng. Đối với nữ giới, có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh. Để chẩn đoán sớm các vấn đề gây vô sinh, hiếm muộn các chị em nên thực hiện những xét nghiệm có giá trị chẩn đoán
Có nhiều cặp vợ chồng dễ dàng trở thành cha mẹ nhưng cũng có nhiều cặp vợ chồng khác thì thật khó khăn. Nhiều người tin rằng vô sinh chỉ là vấn đề của phụ nữ thì sự thật là cả nam giới và phụ nữ đều có thể phải đối mặt với những thử thách trên hành trình này.
Bài viết dưới đây sẽ giúp các cặp vợ chồng mong con chẩn đoán vô sinh nữ và trang bị những kiến thức cần thiết.
1. Xét nghiệm chẩn đoán vô sinh nữ là gì?
Các chuyên gia cho rằng, nếu quan hệ tình dục thường xuyên mà không dùng biện pháp tránh thai không có thai trong vòng 12 tháng (dưới 35 tuổi) và 6 tháng (trên 35 tuổi) thì nên đi xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây vô sinh nữ.
Điều quan trọng là cả vợ và chồng phải đi xét nghiệm cùng nhau. Khi gặp bác sĩ, họ có thể sẽ bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi về sức khỏe và lối sống như:
- Lịch sử y tế, bao gồm bất kỳ tình trạng hoặc phẫu thuật lâu dài nào
- Các loại thuốc đang dùng
- Hút thuốc lá, uống rượu, ăn hoặc uống những thứ có chứa caffeine hay các chất gây nghiện
- Tiếp xúc với hóa chất, chất độc hoặc bức xạ ở nhà hoặc nơi làm việc
Đời sống tình dục có những đối chiếu để bạn tìm hiểu, chẳng hạn như:
- Tần suất quan hệ tình dục
- Lịch sử sử dụng biện pháp tránh thai
- Nếu mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Mọi vấn đề khi quan hệ tình dục
- Các vấn đề về kỳ kinh như kinh đều hay không, máu giữa các kỳ kinh
- Đã từng mang thai trước đây chưa
Xét nghiệm chẩn đoán vô sinh nữ liên quan đến việc nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của sức khỏe sinh sản nữ. Điều này bao gồm tiến hành kiểm tra sức khỏe buồng trứng, ống dẫn trứng, tính đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, sự rụng trứng và các khía cạnh khác ảnh hưởng đến việc thụ thai thành công.
Nội tiết tố cũng đóng một vai trò quan trọng trong khả năng thụ thai và mang thai thành công. Do đó, xét nghiệm nội tiết tố cũng được thực hiện như một phần của xét nghiệm chẩn đoán vô sinh nữ. Mục đích của những xét nghiệm này là xác định nguyên nhân gốc rễ gây vô sinh để các cặp vợ chồng có thể thực hiện những bước tiếp theo để thực hiện ước mơ có con.
Các bác sĩ sẽ đề nghị xét nghiệm sau khi tiến hành khám sơ bộ, tìm hiểu tiền sử sức khỏe trước đó của vợ chồng.
2. Những xét nghiệm thực hiện để chẩn đoán vô sinh nữ?
Không có xét nghiệm nào tốt nhất cho vấn đề vô sinh nữ. Các bác sĩ sử dụng nhiều cách khác nhau để xác định bất kỳ vấn đề nào có thể gây ra vấn đề về sinh sản.
Phụ nữ có thể được xét nghiệm phết tế bào Pap để phát hiện các tế bào bất thường xung quanh cổ tử cung. Xét nghiệm này có thể phát hiện ung thư cổ tử cung và các vấn đề khác ở cổ tử cung hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bất kỳ điều nào trong số này có thể cản trở việc mang thai.
Để có thai, mỗi tháng cần phải "rụng trứng". Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm nước tiểu tại nhà để tìm hormone luteinizing, hoặc LH. Hormon này xuất hiện ở mức cao ngay trước khi rụng trứng.
Bác sĩ cũng có thể kiểm tra nồng độ hormone progesterone trong máu của bạn. Sự gia tăng progesterone cho thấy bạn đang rụng trứng.
Có thể tự mình kiểm tra nhiệt độ cơ thể vào mỗi buổi sáng. Nhiệt độ cơ thể cơ bản tăng lên một chút ngay sau khi rụng trứng. Bằng cách kiểm tra mỗi sáng sẽ hiểu được quy trình rụng trứng của mình trong vài tháng.
Bác sĩ cũng có thể tiến hành các xét nghiệm về tuyến giáp hoặc kiểm tra các vấn đề về nội tiết tố khác để loại trừ các tình trạng có thể gây ra rụng trứng hoặc rụng trứng không đều.
Những loại hormone nào được kiểm tra khả năng sinh sản nữ giới?
Nội tiết tố đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản và một số hormone thường được thử nghiệm để đánh giá tình trạng vô sinh ở nữ giới. Chúng có thể bao gồm hormone kích thích nang trứng (FSH), hormone tạo hoàng thể (LH), estradiol, progesterone và hormone chống Müllerian (AMH). Những xét nghiệm hormone này có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về chức năng buồng trứng, sự rụng trứng và sức khỏe sinh sản tổng thể.
Xét nghiệm cơ quan sinh sản nữ giới
Xét nghiệm máu toàn bộ:
Xét nghiệm điều tra mức độ hormone trong máu. Các xét nghiệm hormone thông thường bao gồm xét nghiệm chức năng tuyến giáp, nồng độ prolactin, FSH, LH và các hormone khác có thể ảnh hưởng đến sự rụng trứng và chức năng sinh sản. FSH cao có thể có nghĩa là khả năng sinh sản ở phụ nữ thấp hơn. Nồng độ FSH trong máu được kiểm tra sớm trong chu kỳ kinh nguyệt (thường vào ngày thứ 3).
Xét nghiệm cung cấp những hiểu biết có giá trị về hệ thống nội tiết tố điều hòa khả năng sinh sản. Những xét nghiệm này giúp giải đáp những bí ẩn về sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ.
Siêu âm qua âm đạo:
Bác sĩ đặt que đầu dò vào âm đạo và đưa đến gần các cơ quan vùng chậu. Kỹ thuật này sử dụng sóng âm thanh giúp bác sĩ sẽ có thể nhìn thấy hình ảnh của buồng trứng và tử cung để dễ dàng phát hiện các vấn đề ở trong các cơ quan này. Siêu âm qua âm đạo giúp phát hiện bất kỳ u nang, u xơ hoặc các bất thường về cấu trúc nào khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Chụp buồng tử cung vòi trứng cản quang (HSG):
Kỹ thuật này sử dụng một loạt các tia X để chụp ống dẫn trứng và tử cung sau khi bác sĩ tiêm thuốc cản quang qua âm đạo. Một phương pháp khác sử dụng nước muối và không khí thay vì thuốc nhuộm và siêu âm. HSG có thể giúp bác sĩ kiểm tra xem ống dẫn trứng của bạn bị chặn hoặc nếu bạn có bất kỳ khiếm khuyết nào ở tử cung hay không. Kỹ thuật chẩn đoán này thường được thực hiện ngay sau kỳ kinh.
Nội soi buồng tử cung (Hysteroscopy):
Bác sĩ đặt một ống mỏng mềm và ở đầu có gắn một camera, từ từ đưa qua cổ tử cung và vào trong tử cung. Kỹ thuật này giúp bác sĩ nhìn được vào bên trong tử cung và nếu cần thiết có thể lấy mô tử cung để làm xét nghiệm.
Nội soi ổ bụng:
Bác sĩ thực hiện kỹ thuật này thông qua vết cắt nhỏ trên bụng và chèn các dụng cụ đặc biệt vào bên trong, bao gồm cả máy quay. Kỹ thuật này có thể kiểm tra toàn bộ khung xương chậu và có khả năng khắc phục được một số vấn đề, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung.
Xét nghiệm nồng độ hormone nữ:
Bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone kích noãn bào tố (follicle-stimulating hormone, FSH) có chức năng kích hoạt buồng trứng chuẩn bị một quả trứng để rụng mỗi tháng. Nếu nồng độ FSH cao có thể có nghĩa là khả năng sinh sản thấp. Nồng độ FSH trong máu được kiểm tra sớm trong chu kỳ kinh nguyệt (thường là vào ngày thứ 3).
Xét nghiệm thử thách clomiphene citrate:
Có thể được thực hiện cùng với xét nghiệm FSH, uống một viên clomiphene citrate vào ngày thứ năm đến thứ chín của chu kỳ kinh nguyệt. FSH được kiểm tra vào ngày thứ 3 (trước khi dùng thuốc) và vào ngày thứ 10 sau đó. Nồng độ FSH cao cho thấy có cơ hội mang thai thấp hơn.
Xét nghiệm sau giao hợp:
Bác sĩ kiểm tra chất nhầy cổ tử cung sau khi nữ giới quan hệ tình dục.
Sinh thiết nội mạc tử cung:
Bạn có thể không cần phải thực hiện tất cả các xét nghiệm này. Tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán nào phù hợp nhất. Sau khi xét nghiệm xong, khoảng 85% các cặp vợ chồng sẽ tìm được lý do tại sao họ gặp khó khăn khi mang thai.
Theo Suckhoedoisong
Đọc thêm: Dính buồng tử cung (hội chứng Asherman) là gì và có chữa được không?
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Tăng huyết áp khi mang thai có nguy hiểm không? Tại sao? Thứ Sáu, 26/01/2024, 12:00
- 5 mốc phục hồi sức khỏe sau sinh, cần chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé Thứ Sáu, 26/01/2024, 11:00
- Chuyên gia dinh dưỡng chỉ cách tối ưu hóa chế độ ăn uống thời kỳ mãn kinh Thứ Tư, 24/01/2024, 00:00
- 7 điều mẹ bầu cần lưu ý chăm sóc sức khỏe trong dịp Tết Thứ Tư, 24/01/2024, 00:00
- Ung thư vú ở nam giới và những điều có thể bạn chưa biết Thứ Tư, 24/01/2024, 00:00
- Những điều cha mẹ cần chuẩn bị cho con gái trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên Thứ Ba, 23/01/2024, 00:00
- Mẹ bầu nên chăm sóc dinh dưỡng cho bào thai trong thai kỳ thế nào? Thứ Ba, 23/01/2024, 00:00
- Cách đối phó với chứng ợ chua, ợ nóng khi mang thai Thứ Ba, 23/01/2024, 00:00
- 7 cách giúp 'vùng kín' sạch sẽ, thơm tho hơn Thứ Ba, 23/01/2024, 00:00
- Nên ăn gì để ‘cô bé’ khỏe hơn? Thứ Ba, 23/01/2024, 00:00
- Kiến thức cần biết về sinh nở an toàn Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00
- Hướng dẫn cách xử trí những bất thường ở trẻ sơ sinh Thứ Hai, 22/01/2024, 00:00