Giao diện tiếp cận

Quyền về tình dục là gì ? Pháp luật về quyền tình dục ? Thứ Ba, 20/12/2022, 00:00

Quyền về tình dục là gì ? Pháp luật về quyền tình dục ?

Quyền về tình dục (sexual rights/rights to sexuality) là khái niệm được sử dụng ngày càng rộng rãi không chỉ bởi các tổ chức phi chính phủ, mà còn bởi Liên hiệp quốc (LHQ) và các tổ chức liên chính phủ quốc tế, các quốc gia và giới học thuật.


 

1. Tình dục là gì ?

Tình dục là hoạt động giao hợp hoặc giao phối của con người, cụ thể là bộ phận sinh dục nam sẽ được đưa vào bên trong bộ phận sinh dục này. Sau quá trình giao hợp đến khi cả hai đạt được cảm xúc thăng hoa nhất thì nam giới sẽ xuất tinh vào bên trong âm đạo của nữ giới. Tại đây theo ống dẫn trứng, tinh trùng sẽ đi đến nơi có trứng và kết hợp tại thành quá trình thụ tinh. Và từ thụ tinh sẽ phát triển thành em bé, sau 9 tháng 10 ngày thì thai nhi ra đời.

Có thể nói sinh hoạt tình dục ngoài chức năng phát triển giống nòi thì còn giúp chúng ta gắn kết thân mật hơn, phát triển tình cảm, giải toả được những cảm xúc bí bách khó chịu. Về mặt cơ chế cấu tạo của con người thì vận động tình dục sẽ giải toả được nhu cầu ham muốn của cả hai giới, về mặt tinh thần, cảm xúc thì giúp chúng ta có liên hệ tình cảm mật thiết hơn. Đó là lý do vì sao mà hôn nhân phải có thêm tình dục vừa để sinh còn vừa để duy trì tình cảm vợ chồng.

2. Nhận thức quyền về tình dục

Quyền về tình dục (sexual rights/rights to sexuality) là khái niệm được sử dụng ngày càng rộng rãi không chỉ bởi các tổ chức phi chính phủ, mà còn bởi Liên hiệp quốc (LHQ) và các tổ chức liên chính phủ quốc tế, các quốc gia và giới học thuật. Theo IPPF, quyền về tình dục là một tập hợp các quyền đang được củng cố liên quan đến tình dục mà góp phần vào tự do, bình đẳng và nhân phẩm của tất cả mọi người. Mặc dù vậy, hiện chưa có định nghĩa nào về quyền về tình dục được thừa nhận chung bởi cộng đồng quốc tế. Từ những gì được thảo luận và nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới, theo chúng tôi, có thể hiểu quyền về tình dục là khả năng của mọi cá nhân, theo một cách thức tự do và có trách nhiệm, được biểu lộ xu hướng, thực hành và hưởng thụ đời sống tình dục một mình hoặc với người khác mà không phải chịu bất kỳ sự cản trở, trừng phạt, lạm dụng, bóc lột hay phân biệt đối xử nào, miễn là không làm ảnh hưởng đến các quyền, tự do và lợi ích chính đáng của người khác và của cộng đồng.

Giống như các quyền con người khác, quyền về tình dục mang tính phổ quát, dành cho mọi thành viên của nhân loại, vì vậy, về nguyên tắc, cần chú ý đến quyền về tình dục của tất cả mọi cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, quyền này thường được nói đến nhiều hơn khi gắn với một số nhóm xã hội nhất định, bao gồm những nhóm có xu hướng, lựa chọn tình dục khác biệt với số đông (những người có quan hệ tình dục đồng tính (gay, lesbian), song tính (bisexual) và người chuyển giới (transgender), mà được gọi chung là nhóm LGBT) và những nhóm bị thiệt thòi, lạm dụng hoặc bị phân biệt đối xử trong việc biểu lộ và hưởng thụ tình dục, cụ thể như những người khuyết tật, phụ nữ, người sống chung với HIV, người chưa thành niên và trong một chừng mực nhất định là cả người lao động tình dục (hành nghề mại dâm).

Quyền về tình dục rất gần gũi nhưng không hoàn toàn đồng nhất với các quyền về hôn nhân/gia đình(marriage/family rights) và quyền sinh sản (reproductive rights). Về nội hàm, quyền về tình dục rộng hơn, bao gồm quyền sinh sản, do quyền sinh sản chủ yếu chỉ đề cập đến tự do của các cá nhân trong việc quyết định có con và được tiếp cận với các dịch vụ về sức khoẻ sinh sản. Tuy nhiên, quyền về tình dục đề cập sâu hơn về tự do tình dục, nhưng hẹp hơn về các khía cạnh tài sản và con cái - là những nội dung cốt lõi của các quyền về hôn nhân/gia đình. Về phương diện pháp lý và lịch sử, các quyền về hôn nhân/gia đình và quyền sinh sản được pháp điển hoá trong luật quốc tế và luật quốc gia sớm hơn so với quyền về tình dục. Từ nhiều góc độ, đặc biệt là góc độ pháp lý, có thể coi quyền về tình dục là một sự phát triển, mở rộng của các quyền về hôn nhân/gia đình và quyền sinh sản.

3. Quyền về tình dục trong luật nhân quyền quốc tế

Theo nghĩa rộng, một số quyền liên quan đến tình dục đã được đề cập từ lâu trong luật nhân quyền quốc tế (Luật NQQT). Cụ thể, Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người (UDHR, 1948) tại Điều 16 đã ghi nhận quyền bình đẳng trong việc kết hôn, lập gia đình và trong quan hệ gia đình của nam và nữ, đồng thời quy định nguyên tắc nền tảng là việc hôn nhân phải xuất phát từ quyết định tự do, đồng thuận của cả hai bên. Những quy định này sau đó được tái ghi nhận trong cả hai Công ước quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966) và Công ước quốc tế về các Quyền kinh tế, xã hội, văn hoá năm 1966 (ICESCR, 1966) tại các Điều 10 và Điều 23, và Công ước về Kết hôn tự nguyện, tuổi kết hôn tối thiểu và việc đăng ký kết hôn năm 1964. Vào những thập kỷ tiếp theo, các Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW, 1979), Công ước về Quyền trẻ em (CRC, 1989) cùng hai nghị định thư bổ sung CRC và một số điều ước quốc tế khác về quyền con người đã mở rộng vấn đề bằng việc cấm bóc lột, lạm dụng tình dục, buôn bán phụ nữ, trẻ em và ghi nhận các quyền sinh sản của phụ nữ. Trong Tuyên bố Viên và Chương trình hành động được thông qua tại Hội nghị thế giới về Nhân quyền năm 1993, các quyền được lựa chọn người phối ngẫu; quyền được bình đẳng trong đời sống hôn nhân và gia đình; quyền không bị lạm dụng, bóc lột về tình dục; quyền được lựa chọn các biện pháp tránh thai và được hưởng các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình… một lần nữa được đề cập và nhấn mạnh.

Công ước về Quyền của người khuyết tật (CRPD, 2006) - một trong hai công ước quốc tế về nhân quyền đầu tiên của thế kỷ XXI - đã ghi nhận quyền được bảo vệ khỏi sự bóc lột tình dục (Điều 16, Điều 17); quyền được kết hôn, lập gia đình với sự tự nguyện và đồng thuận (Điều 23); quyền được có con và quyết định số lượng, khoảng cách giữa các lần sinh con (Điều 23); quyền được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tình dục và sinh sản (Điều 23, Điều 25) của người khuyết tật. Trước đó, vào năm 1993, Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết số 48/96 về Các quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng hoá những cơ hội cho người khuyết tật (Standard Rules on the Equalization of Opportunities for Persons with Disabilities), trong đó có Quy tắc thứ 9 về đời sống gia đình và sự toàn vẹn cá nhân. Quy tắc này đòi hỏi các quốc gia thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của người khuyết tật vào đời sống gia đình, xoá bỏ những quy định của pháp luật phân biệt đối xử với người khuyết tật về các vấn đề như quan hệ tình dục, kết hôn và làm cha mẹ, đồng thời có các biện pháp chống sự lạm dụng, cưỡng bức tình dục với người khuyết tật.

Trong bản báo cáo công bố vào năm 2011 với tiêu đề Luật phân biệt đối xử và thực tiễn, hành động bạo lực chống lại những cá nhân bởi khuynh hướng tình dục và nhân dạng giới của họ, Cao uỷ Nhân quyền LHQ khẳng định quyền hưởng thụ tình dục thuộc về đời tư của cá nhân. Quyền này, cùng với các quyền dân sự, chính trị khác, được áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt khuynh hướng tình dục, nhân dạng giới, tình trạng sức khoẻ hay bất cứ yếu tố nào khác. Báo cáo đặc biệt lên án những quốc gia hình sự hoá các hành vi tình dục đồng giới, coi đó là sự vi phạm nhân quyền. Trong phán quyết về vụ Toonen kiện Australia, Uỷ ban Nhân quyền (HRC - cơ quan giám sát thực hiện ICCPR) cho rằng, theo Luật NQQT, các nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ mọi công dân khỏi sự phân biệt đối xử vì khuynh hướng tình dục của họ.

Những văn kiện nêu trên cho thấy quan điểm rất rộng của LHQ về các quyền liên quan đến tình dục, trong đó lấy nền tảng là nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử về chủ thể quyền và xuất phát điểm là các quyền về hôn nhân/gia đình và quyền sinh sản.

Mặc dù vậy, cần thấy rằng, cho đến thời điểm hiện nay, Luật NQQT thực tế không quy định một quyền cụ thể nào gọi là quyền về tình dục, mà chỉ có những quy định về các quyền liên quan đến việc hưởng thụ đời sống tình dục của con người. Khái niệm quyền về tình dục chỉ được đề cập và thảo luận trên các diễn đàn quốc tế từ cuối thập kỷ 1980, sau sự bùng nổ của đại dịch HIV/AIDS, chủ yếu bởi các tổ chức của người đồng tính và các tổ chức hoạt động thúc đẩy quyền của phụ nữ. Khái niệm quyền về tình dục đã được nỗ lực đưa vào văn kiện của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tổ chức tại Cairo, Ai Cập năm 1994 như là sự bổ sung cho khái niệm quyền sinh sảnnhưng không thành công. Tuy nhiên, vấn đề này đã được đưa vào đoạn 96 của Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh Hành động (được thông qua tại Hội nghị thế giới về Phụ nữ lần thứ 4 ở Bắc Kinh, Trung Quốc, năm 1995), trong đó nêu rằng: “Quyền con người của phụ nữ bao gồm quyền được kiểm soát và quyết định một cách tự do và có trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến tình dục của họ, bao gồm sức khỏe tình dục và sức khoẻ sinh sản, không bị cưỡng bức, phân biệt đối xử và bạo lực trong tình dục. Mối quan hệ bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong các vấn đề quan hệ tình dục và sinh sản, bao gồm cả tôn trọng đầy đủ sự toàn vẹn về thể chất, đòi hỏi phải có sự tôn trọng lẫn nhau, đồng thuận và chia sẻ trách nhiệm đối với hành vi tình dục và hậu quả của nó”.

Không lâu sau, nội hàm của quyền về tình dục đã được cụ thể hoá qua Tuyên ngôn về Quyền về tình dục (được thông qua tại Hội nghị thế giới lần thứ 14 về Tình dục, tổ chức tại Hồng Kông, Trung Quốc, năm 1999) và được sửa đổi vào năm 2014. Theo bản Tuyên ngôn năm 2014, quyền về tình dục gồm 16 quyền - là các quyền con người liên quan đến [khía cạnh] tình dục. Nói cách khác, quyền về tình dục là một quyền hàm chứa hay một khía cạnh của nhiều quyền con người khác đã được ghi nhận trong Luật NQQT (cụ thể là UDHR, ICCPR và ICESCR).

4. Quyền về tình dục trong pháp luật của các quốc gia

Hiện tại, chưa có khảo sát toàn diện nào về quyền về tình dục trong pháp luật các quốc gia được công bố. Tuy nhiên, thông qua một số nghiên cứu hiện có về quyền của LGBT và của người khuyết tật - hai nhóm tiêu biểu khi nói đến quyền về tình dục - có thể thấy được phần nào bức tranh tổng thể về vấn đề này trên thế giới.

4.1. Quyền về tình dục của LGBT trong pháp luật các quốc gia

Báo cáo kết quả khảo sát về thực trạng bảo đảm quyền của LGBT trên thế giới do Hiệp hội quốc tế của những người đồng giới nam, nữ, người song tính và chuyển giới (ILGA) thực hiện và công bố tháng 5/2015 cho thấy, bức tranh quyền về tình dục của LGBT trên thế giới ngày càng sáng hơn khi số quốc gia coi tình dục đồng giới là vi phạm pháp luật ngày càng giảm xuống (từ 92 năm 2006 xuống còn 76 năm 2015), trao quyền dân sự cho các cặp đồng tính (kết hôn, kết hợp dân sự, nhận con nuôi,…), cấm phân biệt đối xử dựa trên cơ sở nhận dạng giới và định hướng tính dục,…

Mặc dù vậy, báo cáo trên cũng cho thấy sự phân biệt đối xử với LGBT trong vấn đề tình dục vẫn còn khá phổ biến trên thế giới, khi số quốc gia vẫn duy trì các quy định của pháp luật về trừng phạt hành vi tình dục đồng giới vẫn còn khá cao (76/193 quốc gia, trong đó có một số quốc gia/khu vực quy định hình phạt tử hình). Ngoài ra, vẫn còn ít quốc gia ban hành pháp luật quy định cụ thể về cấm phân biệt đối xử dựa trên định hướng tính dục (63/193), trao các quyền dân sự (với những mức độ khác nhau) cho các cặp đôi đồng giới (19/193). Đặc biệt, mới chỉ có 18/193 quốc gia pháp luật chính thức cho phép hôn nhân đồng giới.

Cũng từ báo cáo nêu trên, có thể thấy những quốc gia tiến bộ, cởi mở nhất về quyền về tình dục của LGBT chủ yếu là những nước có nền dân chủ phát triển ở các khu vực Tây Âu, châu Mỹ và châu Đại Dương, trong khi những quốc gia tỏ ra “khắc nghiệt” nhất trong vấn đề này chủ yếu là những nước đang phát triển hoặc theo Hồi giáo ở khu vực châu Phi, Trung Đông, Nam và Đông Nam Á. Những nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo và thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây (gồm Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên hiện nay) nằm ở giữa hai khối nước trên (không coi tình dục đồng giới là trái pháp luật, song chưa có luật cụ thể về chống phân biệt đối xử cũng như chưa thừa nhận các quyền dân sự của các cặp đồng giới). Thực trạng này cho thấy có mối liên hệ khá rõ ràng giữa trình độ phát triển của dân chủ và đặc trưng tôn giáo, văn hoá với việc thừa nhận và bảo đảm các quyền về tình dục của LGBT.

4.2. Quyền về tình dục của người khuyết tật trong pháp luật các quốc gia

Tuy không tập trung riêng vào vấn đề quyền về tình dục, kết quả của cuộc Khảo sát toàn cầu về hành động của các chính phủ trong việc thực thi các quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng hoá các cơ hội cho người khuyết tật (Global Survey on Government Action on the Implementation of the Standard Rules on the Equalization of Opportunities for Persons with Disabilities) do Báo cáo viên đặc biệt về người khuyết tật của LHQ công bố trong các năm 1997 và 2006 cung cấp một số thông tin về thực trạng pháp lý về các quyền liên quan đến tình dục của người khuyết tật ở các quốc gia được khảo sát như sau:

 

Tên quyền

Tỷ lệ quốc gia được khảo sát mà pháp luật không ghi nhận các quyền này

Báo cáo của

 chính phủ

Báo cáo của

các NGOs

1

Quyền kết hôn

22,5%

37,3%

2

Quyền có gia đình/làm cha mẹ

21,3%

40,3%

3

Quyền về đời tư

22,5%

29,9%

4

Quyền được chăm sóc y tế

11,1%

25,5%

5

Quyền được sống độc lập

42,0%

63,4%

6

Tham gia vào việc ra các quyết định liên quan đến bản thân mình

40,7%

60,0%

 

Từ bảng trên, có thể thấy hiện vẫn còn khoảng 25% trong số 85 quốc gia trên thế giới chưa bảo đảm quyền liên quan đến tình dục của người khuyết tật trong pháp luật. Mặc dù số quốc gia không thừa nhận các quyền này trong pháp luật trong khoảng thời gian từ 1997 - 2006 giảm đi, song tỷ lệ lớn (khoảng hơn 50%) số quốc gia hiện vẫn không có hành động gì cụ thể để bảo đảm đời sống gia đình và sự toàn vẹn cá nhân của người khuyết tật cho thấy một khoảng trống lớn giữa pháp luật và thực tế.

5. Quy định về quyền tình dục và quyền tình dục trong quan hệ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam

Ở Việt Nam, mặc dù quyền tình dục không được chính thức ghi nhận nhưng các quyền liên quan đến tình dục đã được ghi nhận ở một số quy định rải rác trong nhiều văn bản luật quan trọng, trong đó lấy nền tảng là nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử về chủ thể quyền và xuất phát điểm là các quyền về hôn nhân/gia đình và quyền sinh sản. Các văn bản pháp luật đáng chú ý như: Hiến pháp năm 20136; Luật Bình đẳng giới năm 2006; Luật Phòng chống bạo lực trong gia đình năm 2007; Luật về người khuyết tật năm 2010; Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.

Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) năm 2014 có các quy định liên quan đến quyền tình dục như quy định cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; quy định quyền nhân thân giữa vợ chồng về tình nghĩa vợ chồng, quy định một trong các căn cứ ly hôn là sự vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, quy định nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo đó tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến yếu tố lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Đặc biệt, quy định cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính trước đây được bãi bỏ, thay bằng quy định Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Đây chính là sự thừa nhận quyền tình dục, cụ thể là quyền tự do tình dục, quyền được tự do kết hợp về tình dục bằng pháp luật hôn nhân gia đình, thừa nhận việc sống chung của những người có cùng giới tính, cấm kỳ thị, cấm sự can thiệp hành chính một cách thô bạo quyền tự do tình dục.

Tài liệu tham khảo: Vấn đề quyền về tình dục trên thế giới và ở Việt Nam (PGS,TS. VŨ CÔNG GIAO, ThS. NGUYỄN MINH TÂM - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Theo Luatminhkhue.vn

 
Lượt xem: 851

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 7
Lượt truy cập: 34712846

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik