Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Phụ nữ mang thai cần xét nghiệm Viêm gan B, giang mai và HIV để dự phòng lây truyền từ mẹ sang con là một trong những biện pháp thực hành làm mẹ an toàn.
Các bệnh lây truyền từ mẹ sang con
Bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con không phải là những bệnh di truyền (truyền từ đời này sang đời khác) mà đó là các bệnh cha mẹ mắc phải trong cuộc sống và có nguy cơ lây truyền sang con, đặc biệt là người mẹ. Có nhiều bệnh lây truyền từ mẹ sang con: Đường lây truyền có thể là qua nhau thai hoặc qua đường máu khi thai còn trong bụng mẹ, có thể qua tiếp xúc dịch cơ thể mẹ trong chuyển dạ hoặc qua sữa mẹ sau sinh.
Hàng năm, trên thế giới cũng như tại Việt Nam vẫn còn số lượng không nhỏ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ trong khi các bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh được thông qua các can thiệp sẵn có và đơn giản như xét nghiệm sàng lọc, quản lý điều trị phụ nữ có thai bị nhiễm bệnh và tiêm chủng cho trẻ ngay sau sinh.
Hàng năm, Việt Nam có khoảng gần 2 triệu phụ nữ mang thai và ước tính mỗi năm ở nước ta có hơn 3.800 phụ nữ mang thai nhiễm HIV, Nếu không có can thiệp thì với tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khoảng 30-40%, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.140- 1.520 trẻ em sinh ra nhiễm HIV từ mẹ. Can thiệp bằng xét nghiệm sàng lọc sớm trong thai kỳ, điều trị thuốc dự phòng kịp thời, đầy đủ có thể giảm tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con xuống dưới 2%.
Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B ở nhóm phụ nữ mang thai khoảng 10-20% và 90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HBV có HBeAg dương tính có thể bị nhiễm virus viêm gan B từ mẹ. Trong số những trẻ nhiễm HBV do lây truyền từ mẹ sang thì 90% có nguy cơ chuyển thành viêm gan B mạn tính, nhiều nguy cơ diễn biến xơ gan và ung thư gan khi trưởng thành.
Có nhiều biện pháp có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HBV từ mẹ sang con. Xét nghiệm HBsAg cho tất cả phụ nữ trong lần khám đầu tiên trước khi chuẩn bị mang thai và xét nghiệm lại trong thai kỳ nếu cần thiết. Trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiễm HBV có thể được bảo vệ hiệu quả bằng cách gây miễn dịch thụ động và chủ động (tỷ lệ bảo vệ >90%).
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị nhiễm bệnh giang mai nếu không điều trị kịp thời sẽ lây truyền cho thai nhi qua đường máu, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính mạng của thai nhi. Sức đề kháng và các bộ phận của thai nhi chưa phát triển toàn diện nên đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh giang mai bẩm sinh của trẻ. Theo thống kê, tình trạng lây nhiễm giang mai từ mẹ sang con chiếm khoảng 40-70%.
Can thiệp quan trọng nhất trong phòng bệnh là phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm sàng lọc khi có thai càng sớm càng tốt để được tiếp cận điều trị sớm, giảm thiểu lây truyền cho con.
Các biện pháp tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con
Cả 3 bệnh kể trên đều cần sàng lọc phát hiện mẹ mắc bệnh sớm trong khi có thai, tốt nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Có sàng lọc mới phát hiện sớm bệnh để áp dụng các can thiệp điều trị dự phòng đem lại hiệu quả cao nhất là giảm lây truyền cho con. Chẳng hạn mẹ nhiễm HIV sẽ bắt đầu điều trị từ tháng thứ 4 của thai kỳ bằng thuốc kháng virus đặc hiệu.
Mẹ nhiễm viêm gan B thì tùy tải lượng virus trong máu, thầy thuốc chỉ định điều trị thuốc kháng virus ngay hay trì hoãn, theo dõi. Bác sĩ cúng ẽ hướng dẫn lựa chọn cơ sở y tế thích hợp để sinh, đảm bảo cho con được tiêm ngay kháng huyết thanh virus trong vòng 24 giờ sau sinh đồng thời tiêm vaccine viêm gan B (kháng huyết thanh virus viêm gan B không có sẵn tại các cơ sở y tế).
Mẹ nhiễm giang mai thì điều trị ngay để phòng các biến chứng sớm như sẩy thai, thai tử lưu có thể xảy ra từ tháng thứ 5 của thai kỳ hoặc trẻ mắc giamg mai bẩm sinh.
Chăm sóc, theo dõi trẻ sau sinh hợp lý từ mẹ có bệnh
Với mẹ nhiễm HIV: Khuyến cáo không nuôi con bằng sữa mẹ, trừ trường hợp không đủ điều kiện nuôi trẻ bằng sữa nhân tạo, những trường hợp đặc biệt cần cân nhắc giữa nguy cơ nhiễm HIV cho trẻ và lợi ích từ việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu nuôi con bằng sữa thay thế sữa mẹ thì cần cung cấp đủ sữa thay thế trong 6 tháng đầu, có nước sạch, chuẩn bị được bữa ăn thay thế đảm bảo an toàn, hợp vệ sinh, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì mẹ phải được điều trị bằng thuốc kháng vius và tuân thủ điều trị tốt để tải lượng virus đạt dưới ngưỡng ức chế, tốt nhất dưới ngưỡng phát hiện.
Với mẹ nhiễm virus viêm gan B: Tiêm kháng huyết thanh virus và vaccine viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh, tiêm cùng thời điểm ở 2 vị trí khác nhau; cho trẻ bú sữa mẹ; cho trẻ xét nghiệm HBsAg và anti-HBs từ 12 tháng tuổi để xác định tình trạng nhiễm viêm gan B và đáp ứng kháng thể.
Với mẹ nhiễm giang mai: Cho trẻ bú mẹ; khám sàng lọc triệu chứng giang mai bẩm sinh ở trẻ. Nếu trẻ sinh ra bình thường, tùy tiền sử điều trị giang mai của mẹ, thầy thuốc sẽ tư vấn theo dõi và điều trị dự phòng cho trẻ, tuy nhiên trẻ vẫn phải được khám theo dõi nhiều lần cho đến 9 tháng tuổi.
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ Y tế hướng dẫn triển khai Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 trong khuôn khổ Dự án 7 - Chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023 diễn ra từ ngày 01/10 đến ngày 07/10/2023 tại 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Theo Suckhoedoisong
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Phim mới của Lưu Diệc Phi do Trần Kim Phi sản xuất, mối quan hệ lại gây tranh cãi Thứ Hai, 08/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- 50 bộ phim về LGBTQ hay nhất bạn nên xem! Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Thông điệp sai lầm trên mạng xã hội về mặt trời và kem chống nắng Thứ Sáu, 05/07/2024, 00:00
- Tính thẩm mỹ của Y2K tái xuất hiện như nền tảng văn hóa Thứ Ba, 02/07/2024, 00:00
Các tin khác
- 5 điều phụ nữ nên làm để giảm nguy cơ ung thư vú Thứ Hai, 05/02/2024, 00:00
- 4 dấu hiệu chính cảnh báo ung thư cổ tử cung không nên bỏ qua Thứ Hai, 05/02/2024, 00:00
- 9 xét nghiệm chẩn đoán vô sinh nữ Thứ Hai, 05/02/2024, 00:00
- 10 dấu hiệu rụng trứng tăng cơ hội mang thai Thứ Hai, 05/02/2024, 00:00
- Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ 10 điều nên biết về nguy cơ sảy thai Thứ Hai, 05/02/2024, 00:00
- Roommate phase: Khi tình yêu thoái hóa thành tình... người thuê trọ Thứ Sáu, 02/02/2024, 14:00
- Talking stage là gì? Vì sao bạn hẹn hò nửa đường lại đứt gánh? Thứ Sáu, 02/02/2024, 14:00
- Pink flag là gì? Liệu tình yêu bạn có toàn “màu hồng”? Thứ Sáu, 02/02/2024, 14:00
- Untyping dating: Phải làm gì khi mẫu người trong mộng làm bạn… vỡ mộng? Thứ Sáu, 02/02/2024, 12:00
- Lợi và hại của việc khen ngợi con cái Thứ Năm, 01/02/2024, 13:00
- Ba lý do con cái không thành công khi trưởng thành Thứ Năm, 01/02/2024, 12:00
- Kinh nghiệm dạy con từ 'Hiệu ứng đuổi rắn' Thứ Năm, 01/02/2024, 11:00