Phòng bệnh phụ khoa bằng ăn uống Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Chuyên gia dinh dưỡng khuyên chị em có thể phòng bệnh phụ khoa bằng cách ăn uống hợp lý.
1. Thực phẩm chứa nhiều sắt
Sau sinh nở hay sạch kinh, cơ thể người phụ nữ thường mất đi một lượng máu nhất định. Thiếu máu có thể dẫn đến sự suy giảm một cách lâu dài chức năng hoạt động của buồng trứng, từ đó ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nữ giới.
2. Sữa nóng thêm mật ong
Nếu thấy tắc kinh, đau bụng, khó chịu trong thời gian kinh nguyệt, hãy uống một ly sữa nóng có thêm chút mật ong vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong sữa chứa nhiều kali, khoáng chất này có tác dụng tốt trong việc giảm đau, tăng cường hoạt động của các hormone sinh sản tuyến nội tiết cũng như ngăn ngừa hiện tượng nhiễm trùng trong thời gian kinh nguyệt.
Ngoài ra, hàm lượng magiê trong mật ong có tác dụng ức chế thần kinh, giúp bạn loại bỏ sự căng thẳng, lo lắng và cải thiện giấc ngủ khi có kinh.
Tỏi được biết tới như một chất kháng sinh tự nhiên tốt nhất đối với sức khoẻ. Loại thực phẩm này chứa nhiều chất allicin và các hoạt chất lưu huỳnh có tác dụng diệt khuẩn rất hiệu quả mà không hề có các tác dụng phụ khác.
Ăn nhiều tỏi sẽ làm ức chế quá trình sinh sôi, phát triển của các vi khuẩn và nấm gây nên bệnh viêm nhiễm âm đạo.
5. Thực phẩm giàu canxi
Các chứng minh đã cho thấy, cơ thể những người phụ nữ thiếu canxi sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng cao hơn tới 54% so với những phụ nữ bình thường khác.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các thực phẩm ngũ cốc dạng thô có tác dụng lưu thông máu, duy trì mức độ estrogen trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan với tuyến vú.
Rong biển chứa nhiều iốt, có tác dụng kích thích sự bài tiết của các hormon tuyến yên, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
7. Bổ sung axit folic
Việc thiếu axit folic có thể dẫn tới các bệnh vùng tử cung như: viêm nhiễm, ung thư cổ tử cung… Ngoài ra còn có thể gây nên những khuyết tật cho hệ thần kinh của cho thai nhi sau này.
Vì vậy , phụ nữ nên tăng cường bổ sung axit folic qua các thực phẩm như: gan động vật, rau bina, cải bắp, ngũ cốc, trứng, đậu nành…
Cũng cần chú ý, axit folic sẽ bị phá huỷ và mất đi ở nhiệt độ cao, do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn khi chế biến những thực phẩm giầu axit folic, không nên đun trong thời gian dài và nhiệt độ nấu quá cao.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00