Giao diện tiếp cận

Những vấn đề tâm lý thường gặp ở người nhiễm (tiếp) Thứ Sáu, 24/01/2014, 00:00

Người nhiễm gặp nhiều vấn đề tâm lý. Việc giúp đỡ người nhiễm giải toả các trạng thái tâm lý khác nhau sẽ giúp người nhiễm lấy lại được thăng bằng và phòng tránh các biểu hiện tiêu cực đối với bản thân họ và cộng đồng!

Cô đơn tự kỳ thị

 

Sự kỳ thị thường bắt đầu khi các triệu chứng bắt đầu biểu hiện rõ hoặc khi bạn tình hoặc vợ, chồng của mình chết vì AIDS. Trạng thái cô đơn xuất hiện khi người có HIV cảm thấy là không ai chia sẻ những khó khăn, trăn trở của mình hoặc không ai hiểu mình. Người có HIV lúc đó thường cảm thấy cô đơn và vô vọng.

 

-          Nguyên nhân là do:

-          Do bị người khác kỳ thị, phân biệt, đối xử, xa lánh

-          Cảm thấy có lỗi với bản thân, có lỗi với gia đình vì mình sống buông thả hoặc không cẩn thận

-          Không có người để chia sẻ và tâm sự những lo lắng và suy nghĩ của mình và không ai hiểu mình

-          Cảm giác mình là người thừa trong gia đình do gia đình không quan tâm

-          Cảm thấy vô dụng, là gánh nặng cho gia đình hoặc cảm thấy cô đơn và vô vọng

-          Người có HIV nên chủ động vượt qua cảm giác tự kỳ thị và cô đơn bằng cách tự hoà nhập vào các hoạt động của gia đình, bạn bè, cộng đồng và cơ sở làm việc

 

Người nhiễm HIV nên làm gì?

-          Cố gắng hoà nhập vào các hoạt động của gia đình và cộng đồng để thấy rằng mình vẫn còn có ích cho gia đình và cộng đồng.

 

-          Tìm công việc thích hợp với sức khoẻ của mình để đóng góp cho gia đình và xã hội

-          Gặp gỡ, nói chuyện và có các hoạt động cùng người có HIV

-          Tìm ra những ưu điểm, mặt mạnh và khả năng vốn có của mình và phát huy những ưu điểm đó để đóng góp cho gia đình và xã hội

 

Người chăm sóc nên làm gì?

 

-          Quan tâm, chú ý đến người có HIV hoặc dành thời gian ở bên cạnh họ mặc dù họ có thể không muốn trò chuyện

 

-          Lắng nghe một cách thông cảm, đảm bảo tính bí mật của các thông tin mà người có HIV nói

-          Tìm hiểu nguyên nhân của sự kỳ thị, giúp người có HIV suy nghĩ một cách tích cực

-          Các thành viên trong gia đình cần tỏ rõ sự thông cảm và đón nhận người có HIV, coi người đó như một người bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý sự quan tâm thái quá đôi khi làm cho người nhiễm HIV cảm thấy tự kỳ thị

-          Hỗ trợ về mặt tinh thần bằng cách cung cấp thông tin về các tiến bộ trong điều trị và chăm sóc cũng như thông tin về các hoạt động của những người nhiễm khác

-          Hỗ trợ và khuyến khích người nhiễm gặp gỡ, trao đổi và tham gia các hoạt động cùng những người nhiễm khác theo mô hình câu lạc bộ hoặc các nhóm đồng đẳng
 

Buồn bã, trầm uất - người nhiễm HIV và người chăm sóc cần và nên làm gì?

 

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do:

 

-          Không có điều kiện để điều trị hoặc điều trị không có kết quả

 

-          Cảm thấy bế tắc, không có lối thoát do không có điều kiện để điều trị hoặc bị bỏ rơi

 

-          Cảm giác mất mát hết: công việc, người thân, tiền bạc, sức khoẻ, mất niềm tin, bị thất vọng

 

Người có HIV nên làm gì?

-          Tìm cách giải trí để thay đổi tâm trạng như đi xem phim, xem TV, ca nhạc

 

-          Tìm một người bạn hoặc người đáng tin cậy để tâm sự về trạng thái tâm lý của mình

 

-          Tự xác định nguyên nhân của tình trạng trầm uất của mình và quyết định một giải pháp cho nguyên nhân gây ra trầm uất

 

-          Tìm gặp những người có thể hỗ trợ mình trong việc giải quyết các nguyên nhân gây trầm uất cho mình để yêu cầu giúp đỡ

 

-          Nhớ lại kinh nghiệm của mình trong việc đối phó với tình trạng trầm uất trước đây và làm theo

 

-          Nếu sau khi đã cố gắng tự giải mà vẫn không thoát khỏi tình trạng trầm uát thì cần đến bác sỹ để được điều trị

 

-          Sau khi đã thoát khỏi tình trạng trầm uất, cần giải quyết sớm các nguyên nhân đã gây nên trầm uất cho mình để tránh bị trầm uất trở lại


Người chăm sóc nên làm gì?

-          Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người nhiễm HIV mặc dù họ không muốn chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình

 

-          Chú ý và khích lệ người có HIV nói về cảm xúc của mình. Hỗ trợ về mặt tinh thần cho người nhiễm để họ có thể giải quyết các vấn đề của mình

 

-          Lắng nghe một cách cảm thông và chú ý đến từng lời nói của họ

 

-          Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng trầm uất và hỗ trợ một cách tốt nhất để giải quyết

 

-          Sau khi, đã tìm cách giúp đỡ mà người nhiễm vẫn không thoát khỏi tình trạng trầm uất thì nên đưa họ đến một chuyên gia hoặc bác sỹ tâm lý để được chăm sóc và điều trị thích hợp về mặt chuyên môn

 

-          Sau khi người nhiễm HIV đã được điều trị cần chú ý hỗ trợ họ để tránh lặp lại các nguyên nhân gây trầm uất

 

Lượt xem: 10536

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 10
Lượt truy cập: 34991293

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik