Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội Thứ Tư, 06/08/2014, 00:00
Ngoài những tác động về mặt sức khỏe và tâm-sinh lý, người có HIV luôn phải đối mặt với những nhiễm trùng cơ hội từ mức độ nhẹ đến nặng. Chăm sóc và điều trị cho người có HIV không chỉ đơn thuần căn cứ vào những con số mô tả các biến động sinh học hay chọn lựa thuốc kháng vi rút, mà còn cần có những bước dự phòng thích hợp tùy từng giai đoạn cụ thể.
I. Các biện pháp dự phòng không đặc hiệu
Người có HIV dù ở bất cứ giai đoạn nào cũng cần được hướng dẫn các biện pháp dự phòng không đặc hiệu nhằm tránh tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm trùng cơ hội.
1. Trong hoạt động hàng ngày:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch; nhất là sau khi tiếp xúc với thịt sống, với đất cát hoặc phân bón (phân tươi và phân hóa học) trong hoạt động nông nghiệp.
- Tránh tiếp xúc với phân người, phân các động vật nuôi trong nhà và các loài có lông vũ.
- Tránh tiếp xúc với chó mèo và các loài bò sát.
- Tránh bơi lội trong các ao, hồ, sông có ô nhiễm phân hoặc các chất thải của động vật hoặc người.
- Khi đi du lịch: tránh chui vào các hang động tối tăm, ẩm mốc.
- Không hút thuốc, nếu không bỏ được thì nên giảm số điếu thuốc sử dụng trong ngày.
- Luôn có bao cao su trong tầm tay, sử dụng ngay từ đầu và đúng cách nếu có quan hệ tình dục, đồng thời, phải lưu ý hạn dùng của bao cao su cũng như các điều kiện bảo quản.
- Nên nhanh chóng ngưng sử dụng ma túy hoặc các thuốc gây nghiện qua đường tĩnh mạch. Nếu còn sử dụng cần đảm bảo các biện pháp vô trùng trong tiêm chích và tránh sử dụng chung bơm kim tiêm.
- Cần cẩn thận khi tiếp xúc với những người có triệu chứng ho hoặc những người đang bị thuỷ đậu, giời leo (Zona).
- Không dùng chung các dụng cụ răng miệng, dao cạo hoặc những vật dụng cá nhân có thể dính máu hoặc dịch tiết của người có HIV.
- Tránh châm cứu, xăm mình hoặc xỏ lỗ tai.
- Uống nước đun sôi để nguội, hoặc các loại nước đóng chai hoặc lon đã tiệt trùng; lưu ý đối với nước làm đá cũng cần sử dụng nước đã đun sôi.
- Không ăn trứng, thịt động vật hoặc hải sản … còn sống hoặc làm tái; hạn chế các sản phẩm sữa chưa tiệt trùng.
- Các loại rau quả phải gọt vỏ và rửa sạch trước khi sử dụng.
- Thức ăn dự trữ trong tủ lạnh nên tránh sử dụng hoặc nếu dùng thì đun sôi trở lại.
II. Các biện pháp dự phòng đặc hiệu
1. Dự phòng đặc hiệu bằng tiêm chủng:
Trẻ sinh ra từ bà mẹ có vi rút HIV cũng cần được tiêm phòng các loại thuốc tiêm chủng trong chương trình tiêm chủng quốc gia và một số thuốc tiêm chủng khác. Đối với trẻ đã có triệu chứng gợi ý nhiễm HIV hoặc có bằng chứng về suy giảm miễn dịch (giai đoạn 3 theo phân loại của WHO hoặc CDC) thì KHÔNG tiêm các thuốc chủng: Lao, Sởi, Thủy đậu, Quai bị và Rubella. Riêng những trẻ đã chích vắc xin ngừa lao (BCG) từ sơ sinh sẽ được theo dõi sát để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý do BCG.
Đối với người trưởng thành có HIV, cần tiêm phòng vaccine viêm gan B (khi không có kháng thể HBc và kháng nguyên bề mặt HbsAg) và các vắc xin viêm não – viêm màng não, vắc xin phế cầu và cúm (nếu có điều kiện).
Dự phòng đặc hiệu
|
Giai đoạn miễn dịch
|
Phác đồ điều trị
|
Thời gian điều trị
|
Dự phòng viêm phổi do pneucystis carinii (PCP)
|
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng II, III, IV không phụ thuộc vào số TCD4.
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng I có TCD4 < 200 tế bào/mm3. - hoặc giai đoạn lâm sàng II có tổng số tế bào lympho < 1200/mm3 * Với trẻ em:
- Trẻ sơ sinh của bà mẹ có HIV, bắt đầu từ 4-6 tuần tuổi, không phụ thuộc vào số tế bào TCD4. - Trẻ nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng II, III, IV - hoặc có tỷ lệ TCD4 <15%. |
TMP-SMX (Cotrimoxazole/Biseptol) 80 mg/400mg 2 viên (hoặc 1 viên)/ngày
Hoặc: Dapsone 100mg uống 1 lần/ngày TMP-SMX (Cotrimoxazole/Biseptol) 5 mg/kg/ngày
Hoặc: Dapsone 2mg/kg uống mỗi ngày 1 lần hoặc 4mg/kg uống 1 lần/tuần với trẻ > 1 tháng tuổi. |
Duy trì suốt đời. Có thể dừng dự phòng khi bệnh nhân được điều trị ARV có TCD4 > 200 tế bào/mm3 kéo dài trên 3-6 tháng.
Duy trì suốt đời cho trẻ được xác định nhiễm HIV và không được điều trị ARV
Dừng điều trị khi: trẻ được xác định là không nhiễm HIV hoặc trẻ được điều trị ARV và CD4>15% trong 3-6 tháng liên tục. |
Dự phòng viêm não do Toxoplasma
|
- Người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng IV
- Có kháng thể IgG với toxoplasma(+) khi số TCD4 giảm xuống <100 tế bào/mm3. |
Cotrimoxazole 80 mg/400mg 2 viên/ngày
Hoặc: Sulfadiazine 500 mg 4 lần/ngày (2000 mg/ngày) cộng với pyrimethamine 25 mg/ngày. |
Duy trì suốt đời. Có thể dừng khi bệnh nhân được điều trị ARV có số TCD4 > 200 tế bào/mm3 trong ít nhất 3 tháng.
|
Dự phòng viêm màng não do nấm cryptococcus
|
- Có số TCD4 < 100 tế bào/mm3.
|
Fluconazole 200mg/ngày uống 2 ngày 1 lần.
Hoặc: Fluconazole 400mg mỗi tuần 1 lần |
Duy trì suốt đời. Có thể dừng dự phòng khi bệnh nhân được điều trị ARVcó số TCD4 > 100 tế bào/mm3 trong 3-6 tháng.
Lưu ý: Không dự phòng fluconazole cho phụ nữ mang thai. |
Dự phòng lao
|
Dựa vào các biểu hiện triệu chứng, sàng lọc khi có các triệu chứng lao và chụp X-quang phổi cho người nhiễm HIV.
|
- Isoniazid (INH) 5 mg/kg (tối đa 300 ng/ngày)
- Pyridoxine 50 mg/ngày trong 6 tháng |
|
Dự phòng bệnh do phức hợp Mycobacterium avium complex
|
- Có chỉ số TCD4 < 50 tế bào/mm3.
|
- Azithromycin uống 1200mg, 1 lần/tuần, hoặc
- Clarithromycin uống 500mg, 2 lần/ngày Hoặc: - Rifabutin uống 300mg/ngày, hoặc - Azithromycin 1200mg/tuần + Rifabutin uống 300mg/ngày |
Thời gian dự phòng: Duy trì suốt đời. Có thể dừng dừng dự phòng nếu bệnh nhân điều trị ARV có số TCD4 > 100 tế bào kéo dài trên 3 tháng.
|
Như vậy, bên cạnh tác dụng của các thuốc ARV thì vai trò của các biện pháp dự phòng là không thể thiếu được trong quá trình điều trị và theo dõi tình trạng của người có HIV, từ đó góp phần vào việc kéo dài và nâng cao chất lượng sống cho họ. Bên cạnh đó, người có HIV cũng cần được tư vấn, cung cấp những kỹ năng theo dõi và các biện pháp dự phòng tùy từng giai đoạn lâm sàng để có những ứng phó cũng như tìm đến nguồn hỗ trợ phù hợp cho hoàn cảnh của mình.
Tâm sự bạn trẻ (tổng hợp)
Tài liệu tham khảo:
- Hướng dẫn thực hiện chăm sóc và điều trị HIV/AIDS (NXB Y học)
- Sổ tay thầy thuốc an toàn và thân thiện trong thời đại có HIV (Viện nghiên cứu phát triển xã hội ISDS)
- http://mail.pasteur-hcm.org.vn/anpham/duphong_nhiemtrungcohoi_hiv_aids.htm
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng cho người nhiễm HIV Chủ Nhật, 01/12/2024, 00:00
- Chế độ dinh dưỡng dành cho người có HIV Thứ Năm, 07/08/2014, 00:00
Các tin khác
- Đánh giá ban đầu trong điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội Thứ Ba, 05/08/2014, 00:00
- Điều trị kháng retrovirus (ARV) như thế nào cho hiệu quả? Thứ Hai, 28/07/2014, 00:00
- Khi nào người có HIV nên điều trị kháng retrovirus (ARV)? Chủ Nhật, 27/07/2014, 00:00
- Biểu hiện lâm sàng và nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ Thứ Bẩy, 26/07/2014, 00:00
- Địa chỉ bán thuốc ARV tại Việt Nam Thứ Bẩy, 28/06/2014, 00:00
- Phơi nhiễm HIV tại cộng đồng - Hướng xử trí và điều trị Thứ Sáu, 31/01/2014, 00:00
- Thuốc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS Thứ Bẩy, 25/01/2014, 00:00
- Những vấn đề tâm lý thường gặp ở người nhiễm (tiếp) Thứ Sáu, 24/01/2014, 00:00
- Những vấn đề tâm lý thường gặp ở người nhiễm Thứ Năm, 23/01/2014, 00:00
- Một số thực đơn thông dụng dành cho người nhiễm HIV Thứ Tư, 22/01/2014, 00:00
- Phát hiện và xử lý triệu chứng cơ hội trong giai đoạn AIDS (tiếp) Thứ Ba, 21/01/2014, 00:00
- Phát hiện và xử lý triệu chứng cơ hội trong giai đoạn AIDS (tiếp) Thứ Hai, 20/01/2014, 00:00