Những vấn đề tâm lý thường gặp ở người nhiễm (tiếp) Thứ Sáu, 24/01/2014, 00:00
Người nhiễm gặp nhiều vấn đề tâm lý. Việc giúp đỡ người nhiễm giải toả các trạng thái tâm lý khác nhau sẽ giúp người nhiễm lấy lại được thăng bằng và phòng tránh các biểu hiện tiêu cực đối với bản thân họ và cộng đồng!
Cô đơn tự kỳ thị
Sự kỳ thị thường bắt đầu khi các triệu chứng bắt đầu biểu hiện rõ hoặc khi bạn tình hoặc vợ, chồng của mình chết vì AIDS. Trạng thái cô đơn xuất hiện khi người có HIV cảm thấy là không ai chia sẻ những khó khăn, trăn trở của mình hoặc không ai hiểu mình. Người có HIV lúc đó thường cảm thấy cô đơn và vô vọng.
- Nguyên nhân là do:
- Do bị người khác kỳ thị, phân biệt, đối xử, xa lánh
- Cảm thấy có lỗi với bản thân, có lỗi với gia đình vì mình sống buông thả hoặc không cẩn thận
- Không có người để chia sẻ và tâm sự những lo lắng và suy nghĩ của mình và không ai hiểu mình
- Cảm giác mình là người thừa trong gia đình do gia đình không quan tâm
- Cảm thấy vô dụng, là gánh nặng cho gia đình hoặc cảm thấy cô đơn và vô vọng
- Người có HIV nên chủ động vượt qua cảm giác tự kỳ thị và cô đơn bằng cách tự hoà nhập vào các hoạt động của gia đình, bạn bè, cộng đồng và cơ sở làm việc
Người nhiễm HIV nên làm gì?
- Cố gắng hoà nhập vào các hoạt động của gia đình và cộng đồng để thấy rằng mình vẫn còn có ích cho gia đình và cộng đồng.
- Tìm công việc thích hợp với sức khoẻ của mình để đóng góp cho gia đình và xã hội
- Gặp gỡ, nói chuyện và có các hoạt động cùng người có HIV
- Tìm ra những ưu điểm, mặt mạnh và khả năng vốn có của mình và phát huy những ưu điểm đó để đóng góp cho gia đình và xã hội
Người chăm sóc nên làm gì?
- Quan tâm, chú ý đến người có HIV hoặc dành thời gian ở bên cạnh họ mặc dù họ có thể không muốn trò chuyện
- Lắng nghe một cách thông cảm, đảm bảo tính bí mật của các thông tin mà người có HIV nói
- Tìm hiểu nguyên nhân của sự kỳ thị, giúp người có HIV suy nghĩ một cách tích cực
- Các thành viên trong gia đình cần tỏ rõ sự thông cảm và đón nhận người có HIV, coi người đó như một người bình thường. Tuy nhiên, cần chú ý sự quan tâm thái quá đôi khi làm cho người nhiễm HIV cảm thấy tự kỳ thị
- Hỗ trợ về mặt tinh thần bằng cách cung cấp thông tin về các tiến bộ trong điều trị và chăm sóc cũng như thông tin về các hoạt động của những người nhiễm khác
- Hỗ trợ và khuyến khích người nhiễm gặp gỡ, trao đổi và tham gia các hoạt động cùng những người nhiễm khác theo mô hình câu lạc bộ hoặc các nhóm đồng đẳng
Buồn bã, trầm uất - người nhiễm HIV và người chăm sóc cần và nên làm gì?
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do:
- Không có điều kiện để điều trị hoặc điều trị không có kết quả
- Cảm thấy bế tắc, không có lối thoát do không có điều kiện để điều trị hoặc bị bỏ rơi
- Cảm giác mất mát hết: công việc, người thân, tiền bạc, sức khoẻ, mất niềm tin, bị thất vọng
Người có HIV nên làm gì?
- Tìm cách giải trí để thay đổi tâm trạng như đi xem phim, xem TV, ca nhạc
- Tìm một người bạn hoặc người đáng tin cậy để tâm sự về trạng thái tâm lý của mình
- Tự xác định nguyên nhân của tình trạng trầm uất của mình và quyết định một giải pháp cho nguyên nhân gây ra trầm uất
- Tìm gặp những người có thể hỗ trợ mình trong việc giải quyết các nguyên nhân gây trầm uất cho mình để yêu cầu giúp đỡ
- Nhớ lại kinh nghiệm của mình trong việc đối phó với tình trạng trầm uất trước đây và làm theo
- Nếu sau khi đã cố gắng tự giải mà vẫn không thoát khỏi tình trạng trầm uát thì cần đến bác sỹ để được điều trị
- Sau khi đã thoát khỏi tình trạng trầm uất, cần giải quyết sớm các nguyên nhân đã gây nên trầm uất cho mình để tránh bị trầm uất trở lại
Người chăm sóc nên làm gì?
- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người nhiễm HIV mặc dù họ không muốn chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình
- Chú ý và khích lệ người có HIV nói về cảm xúc của mình. Hỗ trợ về mặt tinh thần cho người nhiễm để họ có thể giải quyết các vấn đề của mình
- Lắng nghe một cách cảm thông và chú ý đến từng lời nói của họ
- Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng trầm uất và hỗ trợ một cách tốt nhất để giải quyết
- Sau khi, đã tìm cách giúp đỡ mà người nhiễm vẫn không thoát khỏi tình trạng trầm uất thì nên đưa họ đến một chuyên gia hoặc bác sỹ tâm lý để được chăm sóc và điều trị thích hợp về mặt chuyên môn
- Sau khi người nhiễm HIV đã được điều trị cần chú ý hỗ trợ họ để tránh lặp lại các nguyên nhân gây trầm uất
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Dự phòng lây truyền HIV qua đường tình dục Thứ Năm, 09/01/2025, 00:00
- Nhu cầu về năng lượng và chất dinh dưỡng cho người nhiễm HIV Chủ Nhật, 01/12/2024, 00:00
- Tại sao quan hệ tình dục đồng tính nam có nguy cơ lây nhiễm HIV cao? Thứ Ba, 30/04/2024, 00:00
- Một số thông tin cần biết về bệnh lao đồng nhiễm HIV Chủ Nhật, 24/03/2024, 00:00
- Sau khi quan hệ với người nhiễm HIV, bao lâu sẽ phát bệnh? Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Tổng quan về nguy cơ lây nhiễm HIV Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Nguy cơ nhiễm HIV ở người mắc các bệnh lây qua đường dục (STDs) Thứ Tư, 07/12/2022, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV sao cho an toàn? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Dùng thuốc PEP điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV thế nào cho đúng? Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
- Nếu tuân thủ điều trị thuốc kháng HIV tốt, người nhiễm HIV sẽ không lây truyền qua đường tình dục Thứ Ba, 06/12/2022, 00:00
Các tin khác
- Những vấn đề tâm lý thường gặp ở người nhiễm Thứ Năm, 23/01/2014, 00:00
- Một số thực đơn thông dụng dành cho người nhiễm HIV Thứ Tư, 22/01/2014, 00:00
- Phát hiện và xử lý triệu chứng cơ hội trong giai đoạn AIDS (tiếp) Thứ Ba, 21/01/2014, 00:00
- Phát hiện và xử lý triệu chứng cơ hội trong giai đoạn AIDS (tiếp) Thứ Hai, 20/01/2014, 00:00
- Phát hiện và xử lý triệu chứng nhiễm trùng cơ hội trong giai đoạn AIDS Chủ Nhật, 19/01/2014, 00:00
- Hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) Thứ Sáu, 17/01/2014, 00:00
- Xét nghiệm tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS (tiếp) Thứ Năm, 16/01/2014, 00:00
- Các xét nghiệm để tiên lượng bệnh và giai đoạn phát triển của AIDS Thứ Tư, 15/01/2014, 00:00
- Xét nghiệm HIV và giá trị của xét nghiệm HIV? Thứ Ba, 14/01/2014, 00:00
- Các biện pháp phòng nhiễm HIV Thứ Hai, 13/01/2014, 00:00
- Khả năng lây nhiễm khác Chủ Nhật, 12/01/2014, 00:00
- Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới Thứ Sáu, 10/01/2014, 00:00