Những rủi ro từ nâng ngực Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Khách hàng cần được tư vấn kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật - Ảnh: Shutterstock
Làn sóng nâng ngực khởi đầu từ Mỹ cách đây vài chục năm, đến nay số lượng phụ nữ tham gia dịch vụ này vẫn gia tăng không ngừng. Điều đó tương ứng với số bệnh nhân gặp rủi ro từ giải phẫu ngực tăng.
Phụ nữ tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ ngực chỉ vì một lý do đơn giản - cải thiện sức hấp dẫn theo trí tưởng tượng chủ quan của mình, điều mà ngay cả bạn đời của họ cũng không khuyến khích. Họ không lường trước được những rủi ro nghiêm trọng từ việc làm đẹp này.
Hành trình của túi nâng ngực
Theo The American Society for Aesthetic Plastic Surgery (Hội phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ), năm 2008, tại Mỹ có 355.671 ca phẫu thuật thẩm mỹ ngực. Hai loại nguyên liệu để ghép ngực chủ yếu là saline (nước muối) và silicone.
Sau mổ, nhiều phụ nữ cảm thấy silicone giống như ngực thật, nhưng số khác bị đau đớn do silicone bị rò rỉ hoặc vỡ.
Vào năm 1992, FDA Hoa Kỳ (Cục quản lý thực phẩm, dược phẩm Hoa Kỳ) đã ra lệnh dừng cung cấp hoặc bán silicone phục vụ nâng ngực ra thị trường để đảm bảo sự an toàn cho phụ nữ. Nhưng năm 2006, sau khi xem xét nghiên cứu bổ sung, FDA chỉ cho phép hai nhà sản xuất là Mentor và Allergan được bán sản phẩm này. Hơn nữa, FDA Hoa Kỳ chỉ cho phép phụ nữ từ 18 tuổi trở lên được cấy ghép saline, và ít nhất 22 tuổi được ghép silicone.
Quá trình phẫu thuật được tiến hành như sau: khi mổ hoàn tất, vết mổ và vú được bọc trong một dải băng đàn hồi hoặc nâng đỡ bởi một cái yếm đặc biệt, sau 7- 10 ngày thì cắt chỉ. Hầu hết phụ nữ đều bị sưng, bầm tím và đau nhức ở vú trong vài ngày sau khi giải phẫu. Thuốc có thể giúp giảm cơn đau. Sưng và bầm tím có thể giảm trong vài tuần. Một số phụ nữ có cảm giác rát ở núm vú sau khi phẫu thuật. Vì vậy, nên mặc một chiếc áo ngực hỗ trợ suốt 24 giờ/ngày để giúp giảm sưng và chờ vú lành.
Những biến chứng thường gặp
Phẫu thuật ngực ngày càng phổ biến ở Việt Nam vì chi phí rẻ hơn so với Hoa Kỳ hoặc ở các nước châu Âu khác. Vì vậy làn sóng Việt kiều và người nước ngoài về Việt Nam làm dịch vụ này rất đông. Hầu hết phụ nữ Việt Nam không hiểu biết đầy đủ về các rủi ro liên quan vì yêu cầu dịch vụ này một cách lén lút và vội vã, nên không đòi hỏi được tư vấn kỹ càng hoặc tham khảo những khách hàng khác. Tại một vài cơ sở thẩm mỹ, bác sĩ đã không cung cấp chi tiết và đầy đủ về các rủi ro, thậm chí trốn tránh câu hỏi của khách hàng.
Tất cả các loại phẫu thuật đều có nguy cơ, một vài ca phẫu thuật ngực thành công và ngược lại nhiều ca phẫu thuật không như ý muốn, dẫn đến tình trạng khách hàng bị “tiền mất, tật mang” mà không dám chia sẻ với ai, hoặc đi kiện khi “sự đã rồi”. Cần hiểu rõ, phẫu thuật “chữa cháy” thường làm tình trạng ngực tồi tệ hơn.
Các bệnh nhân thường giao phó sự an toàn cho bác sĩ.
Các biến chứng thường xảy ra là đau vú, thay đổi cảm giác ở núm vú và vú, sẹo, nhiễm, hoặc mô sẹo và cứng tại xung quanh khu vực cấy ghép. Quá trình cấy ghép có thể bị vỡ và rò rỉ nguyên vật liệu. Nếu saline vỡ, nước sẽ được hấp thụ trong cơ thể một cách an toàn. Nếu silicone vỡ hoặc rò rỉ ở bên trong hoặc bên ngoài vỏ sẽ nguy hiểm hơn bởi nó không được cơ thể hấp thụ. Thông thường silicone vỡ hoặc rò rỉ một cách âm thầm nên khách hàng không hề hay biết. Vì vậy, lời khuyên cho bệnh nhân là nên chụp MRI ngực sau khi phẫu thuật đặt túi ngực silicone được 3 năm để kiểm tra rủi ro này.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, phẫu thuật thẩm mỹ ngực không làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng gây khó khăn khi chụp quang tuyến vú (mammogram) để phát hiện ung thư vú và khó khăn trong việc cho trẻ bú mẹ.
GS Christopher Phạm
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00