Những quy tắc “vàng” khi “vùng kín” bị ngứa Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Xử trí thế nào khi “vùng kín” bị ngứa?
tamsubantre.org - Bạn có biết đâu là những việc làm khôn ngoan khi “vùng kín” bị ngứa không?
Không gãi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến “cô bé” lâm vào tình trạng ngứa ngáy liên hồi. Đó có thể do dị ứng với băng vệ sinh hay các chất tẩy rửa chuyên dụng, do viêm nhiễm hoặc đơn giản vì vệ sinh chưa sạch. Tuy nhiên, cho dù “gặp nạn” bởi bất cứ lý do nào, việc đầu tiên bạn cần tuyệt đối nhắc nhở bản thân là không được gãi.
Việc gãi ngược gãi xuôi cho dù ngay lập tức có thể mang lại cảm giác dễ chịu, hả hê, nhưng về lâu dài, nó sẽ để lại những hậu quả đáng gờm. Đầu tiên, móng tay, mặc dù đã được cắt ngắn, vẫn có thể để lại vết xước trên cơ thể “cô bé”. Và vốn dĩ là một “vùng đất” đã sẵn có vi trùng, vi khuẩn tiềm ẩn, chúng sẽ lập tức nắm bắt cơ hội, tấn công trực diện vào vùng da bị tổn thương, gây nhiễm trùng khá nguy hiểm. Không những vậy, mỗi lần đi “hái hoa”, nước tiểu sẽ ngấm vào vết xước, tạo cảm giác xon xót vô cùng khó chịu.
Chưa hết, khi móng tay tiếp xúc với “cô bé”, điều đó có nghĩa, bạn đã vô tình truyền vào cơ thể “nàng” một vài loại vi khuẩn khó ưa, khiến “vùng kín” vốn đã không khỏe nay càng thêm ốm yếu.
Ngừng “lâm trận”
Có thể, ngay cả khi “cô bé” đang ngứa ngáy, bạn vẫn có ham muốn với “chuyện ấy”, hoặc đơn giản là chỉ muốn làm “chuyện ấy” để nửa kia hài lòng, thế nhưng “lâm trận” với một tình trạng như thế sẽ khiến “trái cấm” chẳng còn ngọt ngào. Thứ nhất, vì chưa xác định rõ nguyên nhân ngứa ngáy, nên nếu bạn bị viêm nhiễm hay mắc một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó, người ấy của bạn đương nhiên cũng sẽ lây nhiễm. Và khi chuyện đó xảy ra, mối quan hệ của hai bạn có thể sẽ nhiều sóng gió bởi những lời trách cứ, dằn vặt lẫn nhau. Ngoài ra, khi “cô bé” đang bị ngứa ngáy, bạn sẽ thấy khó chịu khi “lâm trận”. Tâm lý không thoải mái này chắc chắn sẽ trở thành thuốc độc cho hương vị “trái cấm” của bạn.
“Vùng kín” bị ngứa bởi rất nhiều lý do
Điều chỉnh lại một số thói quen
Nếu bạn đang sử dụng một loại dung dịch vệ sinh nào đó, đặc biệt là loại mới dùng lần đầu khi “cô bé” bị ngứa, điều đầu tiên cần làm là “tẩy chay” nó. Bởi lẽ, nếu quá lạm dụng chất tẩy rửa chuyên dụng, độ pH của “vùng kín” sẽ thay đổi, và đó có thể là nguyên nhân của những rắc rối bạn đang đối mặt. Tương tự vậy, khi bạn có thói quen dùng băng vệ sinh hàng ngày, đây cũng là lúc bạn cân nhắc lại thói quen này. Theo lý giải của các bác sĩ chuyên khoa, băng vệ sinh hàng ngày sẽ tạo môi trường ẩm ướt để nấm hay các vi khuẩn bất lợi sinh sôi, phát triển, khiến “cô bé” của bạn ngứa ngáy liên hồi.
Đi khám
Khi “cô bé” bị ngứa, nhiều XX đã nghĩ ngay đến việc tự chế ra một loại nước rửa nào đó với mong muốn cải thiện tình trạng càng sớm các tốt. Các bạn đã cho ra đời nào là nước muối pha loãng, nào là nước lá trầu không, rồi cả nước phèn chua pha loãng nữa. Theo kinh nghiệm truyền tai của các bà, các mẹ, những loại nước này có tác dụng làm sạch “vùng kín”, mang lại cảm giác khoan khoái. Nhưng thực sự không phải vậy.
Ví dụ, nếu “cô bé” của bạn ngứa ngáy vì nấm chẳng hạn, rửa nước muối sẽ là một sai lầm lớn. Có thể bạn sẽ thấy cảm giác ngứa mất đi gần như ngay sau đó, nhưng chỉ khoảng nửa tiếng sau, nó sẽ quay trở lại, hành hạ bạn dữ dội hơn. Đó là vì, nước muối đã cung cấp thức ăn và dưỡng chất cho nấm phát triển.
Thế nên, nếu không may trở thành nạn nhân của những trận ngứa ngáy liên hồi, đừng bao giờ tự biến mình thành bác sĩ. Cho dù bạn có nhờ đến sự trợ giúp của những người bán thuốc thì họ cũng không thể bắt bệnh chính xác qua những lời miêu tả. Bởi vậy, để tránh tình trạng “lợn lành hóa lợn què”, hãy mau mau chóng chóng đi khám. Chỉ có bác sĩ với trình độ chuyên môn mới biết chính xác vì sao bạn bị ngứa, liều thuốc nào có tác dụng giảm ngứa cho bạn.
Ngứa “vùng kín” tưởng như là việc rất đơn giản, nhưng nếu không biết cách chữa trị, nó sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối. Vì vậy, đừng bao giờ quên những “quy tắc vàng” này khi “gặp nạn”, bạn nhé!
Hồng Chương
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00