Những nơi có tỉ lệ phụ nữ không đi khám thai và sinh con tại nhà cao nhất nước Thứ Tư, 10/01/2024, 00:00
Lý do chủ yếu bà mẹ không đi khám thai là do nhận thức chưa tốt về việc cần khám thai, về vai trò của bảo hiểm y tế.
Có nơi đến 80% phụ nữ đẻ tại nhà
Theo Báo cáo Nghiên cứu đánh giá chỉ số đầu vào và xác định nhu cầu cho can thiệp sức khỏe bà mẹ dân tộc ít người tại 6 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do GS.TS.BS Bùi Thị Thu Hà, Đại học Y tế công cộng làm trưởng nhóm, tỷ lệ đẻ tại nhà của phụ nữ dân tộc thiểu số còn phổ biến.
Tỷ lệ đẻ tại nhà/nương rẫy cũng ở mức cao với trung bình tại 60 xã là 52,8%. Trong đó có tới 20 xã (33,3%) có tỷ lệ đẻ tại nhà cao hơn 80% (Pa Vệ Sủ, Nậm Manh, Tủa Sỉn Chải, Làng Mô, Pú Đao, Tà Tổng, Mù Sang, Tá Bạ, Tả Ngào, Tung Qua Lin, Nậm Pì, Nậm Chà (12 xã tại Lai Châu), Xím Vàng, Háng Đồng, Kim Bon, Hang Chú (4 xã tại Sơn La), Đăk Trôi, Đê Ar, Kon Chiêng (3 xã của Gia Lai) và Đăk Nên (1 xã Kon Tum).
Tỷ lệ phụ nữ đẻ có nhân viên y tế (NVYT) được đào tạo đỡ trong nghiên cứu này cũng thấp hơn so với tỷ lệ trong Báo cáo Hộ sinh Việt Nam lần thứ nhất tại các khu vực nơi đồng bào dân tộc ít người sinh sống là 68%. Đáng lưu ý là tỷ lệ đẻ tại nhà nhưng có NVYT và cô đỡ thôn bản (CĐTB_ đỡ chỉ đạt 31,2%. Kết quả cho thấy việc chăm sóc bà mẹ trong khi sinh còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc đào tạo cô đỡ người dân tộc ít người và hỗ trợ cho họ hoạt động cần được ưu tiên cho các vùng tỷ lệ đẻ tại nhà cao.
Về tai biến sản khoa, hàng năm đều có các cấp cứu sản khoa xảy ra tại các trạm y tế (TYT) và với 4,4% số ca đẻ phải chuyển tuyến trên trong năm 2020. Tuy nhiên số lượng tai biến hàng năm chỉ có 9 ca/60 xã, trong đó xếp theo thứ tự lần lượt từ cao xuống thấp là sản giật (3 ca), chảy máu (2 ca), nhiễm trùng (2 ca) và phá thai (2 ca). Con số này là tương đối thấp nếu so sánh với tỷ lệ 15% các thai phụ có nguy cơ mắc một tai biến nghiêm trọng trên toàn thế giới (28) hay tỷ lệ ước tính 12% ca đẻ có tai biến. Con số này có thể do tỷ lệ đẻ tại nhà cao nên khó ghi nhận các ca tai biến từ trường hợp đẻ tại nhà.
Về tử vong mẹ, thống kê trong 3 năm giai đoạn 2019-2021 ghi nhận 18 ca chết mẹ (năm 2018 và 2019 có 5 ca và năm 2021 có 8 ca). Nguyên nhân tử vong mẹ được báo cáo chủ yếu là băng huyết.
Về sức khoẻ trẻ sơ sinh, số trẻ sinh sống hàng năm cũng có dao động lớn ở 60 xã nghiên cứu, trong đó trung bình là 95,1 trẻ (dao động từ thấp nhất tới cao nhất là 22-402). Biến chứng sau đẻ thường gặp nhất là ngạt với số lượng là 10 trẻ tại 5 xã vào năm 2020 là: Chiềng En (Sông Mã, Sơn La), Đăk Ngo (Tuy Đức, Đắk Nông), Quảng Hòa (Đăk Glong, Đắk Nông), Bờ Ê (Kon Plong, Kon Tum) và Đê Ar (Mang Yang, Gia Lai).
TS Trần Đăng Khoa - Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai từ 4 lần trở lên đạt trên 80%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đỡ duy trì 95 - 97%; tỷ lệ chăm sóc sau sinh trong 7 ngày đầu sau đẻ đạt khoảng 80%.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, thách thức ảnh hưởng đến về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, nhất là sự chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm dân tộc.Theo đó, tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng 3 cao gấp 3,5 lần so với vùng 1, trong khi đó, tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc HMong cao gấp 7 - 8 lần so với dân tộc Kinh, Tày. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở nông thôn cao gấp đôi thành thị và khoảng cách về tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ở dân tộc thiểu số với dân tộc kinh ngày càng gia tăng (năm 2006 là 1,35 lần; năm 2014 là 4,3 lần).
Bên cạnh đó, tỷ lệ tử lệ tử vong sơ sinh còn cao, chiếm đến 70 - 80% tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, 50 - 60% tử vong trẻ dưới 5 tuổi. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn vẫn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao so với trung bình cả nước (Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên). Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần và tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân cũng cao gấp 2,5 lần so với trẻ em là người Kinh (tương ứng 31,4% so với 15,0% và 21% so với 8,5%).
Nhận thức chưa tốt về bảo hiểm y tế
Trong số 201 bà me không đi khám thai trong lần sinh gần đây nhất, khi được hỏi một lý do chính đáng nhất vì sao họ không đi khám thai, cao nhất là lý do "không có tiền để đến CSYT"- 26,4%; lý do cao thứ hai là "không cần đi khám thai" 18,4%, tiếp theo lý do "ngại/xấu hổ" chiếm 13,9%.
Các lý do không đi khám thai cũng có sự phân hóa khác nhau theo từng tỉnh: hai lý do cao nhất ở tỉnh BắcKạn không đi khám thai lá "quá bận/không có thời gian đi khám thai" chiếm 62,5% và 25% "không có phương tiện để đi đến CSYT" ; trong khi ở tỉnh Lai Châu là lý do "ngại/xấu hổ"- 26,2% và"không cần khám thai" -21,4%
Tỉnh Sơn La, có đến 42,4% bà mẹ không đi khám thai lần nào cho biết do "không có tiền để đến CSYT" và 36,4% do "không cần khám thai; tỉnh Kon Tum thì lý do về khoảng cách địa lý đến CSYT 33,3%"cơ sở y tế quá xa" và 27,8% do "quá bận/không có thời gian đi khám thai"; tại tỉnh Gia lai thì lý do "không có tiền để đến CSYT" chiếm 48,9% và 10,6% cho rằng họ Không biết phải đi khám/không có thông tin để đi khám"; tỉnh Đắk Nông thì lý do phổ biến nhất là "do tập tục văn hóa" -36,4% và lý do "ngại/xấu hổ" hay lý do "không có tiền để đến CSYT" đều là 18,2%.
Các bà mẹ trong nghiên cứu thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo chiếm tới 60%, 93% có bảo hiểm y tế. Mặc dù khám thai được bảo hiểm y tế chi trả nhưng có tới 26,4% bà mẹ không đi khám thai cho biết do không có tiền. Có 18,4 % bà mẹ cho rằng không cần đi khám thai hoặc 13,9 % bà mẹ cho biết ngại/xấu hổ và 9,5% là do tập tục. Về khoảng cách địa lý, mặc dù đây là 12 xã xa xôi đi lại khó khăn nhưng qua phỏng vấn cho thấy chỉ có khoảng 9% bà mẹ không đi khám thai cho biết là do "cơ sở y tế quá xa".
Như vậy lý do chủ yếu bà mẹ không đi khám thai là do nhận thức chưa tốt về việc cần khám thai, về vai trò của bảo hiểm y tế. Chương trình truyền thông cần lưu ý hơn về những điểm này để tăng cường sử dụng dịch vụ khám thai của bà mẹ.
Trong mỗi lần khám thai, người phụ nữ mang thai cần được khám đầy đủ các nội dung nhằm phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra trong giai đoạn mang thai và khi chuyển dạ để kịp thời xử trí hoặc chuyển tuyến. Trong đó, theo khuyến cáo của WHO, 3 nội dung quan trong không thể thiếu là: đo huyết áp, xét nghiệm protein nước tiểu và xét nghiệm máu.
Lý giải về thực trạng này, TS Trần Đăng Khoa đưa ra một số nguyên nhân như: thiếu nhân lực (thiếu cán bộ chuyên môn sản, nhi, gây mê hồi sức; 30% bác sĩ đa khoa làm công tác chăm sóc sản khoa, nhi khoa tại tuyến huyện); thiếu cơ sở vật chất, trang thiết. Năng lực về cấp cứu sản khoa, sơ sinh (sàng lọc, phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, chuyển tuyến, chẩn đoán, tiên lượng và xử trí) còn hạn chế ở những vùng khó khăn. Đặc biệt, công tác duy trì đội ngũ cô đỡ thôn bản gặp khó khăn do y tế thôn bản/cô đỡ thôn bản không còn được hưởng phụ cấp, gây khó khăn trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở vùng dân tộc thiểu số.
TS Trần Đăng Khoa cho biết, hiện ngành y tế đang cố gắng giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. Vì giảm tử vong trẻ sơ sinh sẽ giảm được tỷ lệ tử vong đối với trẻ dưới 1 tuổi. Có nhiều nguyên nhân liên quan đến trẻ sơ sinh tử vong. Đơn cử như quá trình khám thai đầy đủ, phải đảm bảo 4 lần khám trong suốt thời gian thai kỳ. Các trường hợp đẻ khó, khó can thiệp và cứu chữa.
Bên cạnh đó, sau khi trẻ ra đời, sự chăm sóc nuôi dưỡng cũng ảnh hưởng đến của trẻ sơ sinh…. Đáng chú ý, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao nhất. Nguyên nhân được cho là do ở xa cơ sở y tế, nhiều người mẹ vùng khó khăn phải sinh con tại nhà, không được chăm sóc y tế kịp thời, đúng cách, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
- Sống ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới! Chủ Nhật, 16/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh Thứ Ba, 09/01/2024, 00:00
- Mất ngủ, mối nguy hiểm đối với sức khỏe tim mạch ở phụ nữ mãn kinh Thứ Tư, 03/01/2024, 00:00
- Đàn ông có thể duy trì quan hệ tình dục đến tuổi nào? Thứ Hai, 25/12/2023, 00:00
- Chăm sóc sức khỏe sau sinh: Những vấn đề cần quan tâm Thứ Năm, 14/12/2023, 15:00
- Thuốc an thần là thuốc gì? Những thông tin cần biết khi sử dụng Thứ Năm, 23/11/2023, 12:00
- Thủ dâm nữ tác động như thế nào đến sức khỏe chị em? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- Bà bầu uống nước chè xanh được không? Uống bao nhiêu là đủ? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- Bác sĩ giải đáp: Bà bầu ăn cá nục được không? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- “Tự sướng” có ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở nữ giới hay không? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- Xét nghiệm tinh dịch đồ bao nhiêu tiền? Quy trình thực hiện ra sao? Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00
- Tâm sự thầm kín: Đàn ông “tự sướng” nhiều có tốt không? Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00
- Chia sẻ các cách cai thủ dâm hiệu quả cho những ai thích “tự tình” Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00