Nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh Thứ Ba, 09/01/2024, 00:00
Thời kỳ sơ sinh được tính từ khi trẻ sinh ra đến khi được 28 ngày tuổi. Trong suốt thời kỳ sơ sinh, trẻ cần được chăm sóc chu đáo để giảm bệnh tật và tử vong cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt.
Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, những dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời
1. Bú ít hoặc bỏ bú.
2. Ngủ li bì khó đánh thức.
3. Thở khác thường (thở chậm dưới 40 lần hoặc thở nhanh trên 60 lần trong
1 phút, co rút lồng ngực, cánh mũi phập phồng, khò khè).
4. Co giật hoặc tím tái.
5. Sốt cao (trên 38,5 độ C) hoặc (hạ nhiệt độ dưới 36 độ C).
6. Mắt sưng đỏ hoặc có mủ.
7. Rốn sưng đỏ hoặc chảy mủ.
8. Da vàng sớm trong 24 giờ sau khi sinh hoặc kéo dài hơn 7 ngày hoặc
vàng da đậm hoặc vàng cả ở lòng bàn tay, bàn chân.
9. Nôn liên tục.
10. Bụng chướng to.
11. Đi ỉa nhiều nước, nhiều lần hơn bình thường.
12. Trẻ không đái hoặc ỉa sau 24 giờ từ khi sinh.
Khi phát hiện trẻ sơ sinh có một trong các dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa ngay đến cơ sở y tế và nhớ ủ ấm cho trẻ khi đưa trẻ đi.
Gia đình cần sẵn sàng đưa trẻ sơ sinh cùng bà mẹ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào. Đừng vì sợ dịch bệnh mà chậm đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu nguy hiểm vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Những trường hợp bất thường ở trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có thể bị nôn trớ, hăm, tưa miệng, táo bón. Bà mẹ và gia đình cần được cán bộ y tế tư vấn cách chăm sóc và xử trí những bất thường này.
Cách xử trí một số trường hợp bất thường:
Nôn trớ: Dạ dày trẻ sơ sinh nhỏ, nằm ngang nên dễ bị nôn trớ. Vì vậy cần: Bế trẻ ở tư thế đầu cao khi cho bú. Khi trẻ bú cần xem trẻ có nuốt sữa không? Nếu thấy trẻ không muốn bú, sữa còn trong miệng thì phải dừng cho bú. Sau khi bú xong nên bế trẻ cao đầu áp vào vai hoặc ngực mẹ, vỗ nhẹ lưng đến khi trẻ ợ bớt hơi trong dạ dày mới đặt trẻ nằm. Với những trẻ hay nôn trớ, nên đặt trẻ nằm nghiêng đầu và luôn có người bên cạnh.
Hăm: Da trẻ sơ sinh mỏng, rất dễ bị tổn thương. Khi ẩm ướt dễ bị hăm. Dấu hiệu là vùng quấn tã da sưng đỏ. Vì vậy cần: Không để tã lót ướt, bẩn. Khi trẻ đái ỉa cần rửa sạch, thấm khô ngay và thay tã lót khô, sạch sẽ. Khi trẻ bị hăm cần bôi thuốc theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Rửa tay sạch trước và sau khi chăm sóc trẻ.
Tưa miệng: Là khi lưỡi và mặt trong miệng của trẻ bị nhiễm nấm có các vệt trắng. Khi trẻ bị tưa cần: Rửa sạch và luộc sôi bát (chén), cốc (ly), thìa (muỗng) dùng cho trẻ. Đánh tưa cho trẻ theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Rửa tay sạch trước và sau khi chăm sóc trẻ.
Táo bón: là khi trẻ không đi ngoài sau 3 ngày mà không nôn trớ, không chướng bụng. Khi trẻ bị táo bón cần cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Xoa quanh rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ vài lần trong ngày. Nếu không đỡ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt
Cho trẻ bú sữa mẹ càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là sữa non, thích hợp cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ và quan trọng là sữa non sẽ tăng cường miễn dịch, giúp trẻ bảo vệ cơ thể. Nếu không thể cho trẻ bú sữa mẹ, mới sử dụng sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú 2 – 3 giờ/lần và khoảng 8 – 12 lần/ngày.
Nên cho trẻ bú hết một bầu sữa rồi mới chuyển qua bầu còn lại, việc này vừa giúp trẻ có thể bú được sữa cuối (lượng sữa giàu dinh dưỡng nhất) vừa kích thích giúp vú sản sinh ra lượng sữa mới. Nếu trẻ bú chưa hết mà đã no, các mẹ nên vắt sữa còn dư trữ lạnh. Sau vài ngày mẹ sẽ biết được nhu cầu bú của trẻ. Vào các cữ bú sau có thể vắt bỏ một ít sữa đầu để trẻ bú sữa có nhiều năng lượng hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, thậm chí ngủ quên ăn. Nên cứ cách 2 - 3 giờ, mẹ phải đánh thức trẻ dậy bú, nếu không trẻ đói sẽ bị hạ đường huyết. Khi đánh thức trẻ, mẹ cù chân nhẹ nhàng để trẻ thức giấc, không để trẻ vừa ngủ vừa bú và không nên bú nằm, vì sẽ khiến trẻ dễ bị sặc, rất nguy hiểm. Sau mỗi cữ bú, mẹ nên bế trẻ lên tựa vào vai mình, một tay đỡ mông trẻ, tay kia vỗ nhẹ lên lưng trẻ để trẻ ợ hơi bớt ra, để không bị khó chịu trong bụng. Trẻ sơ sinh cũng hay bị nấc, mẹ đừng quá hoảng hốt, vì đây là hiện tượng bình thường do các cơ quan của trẻ chưa hoàn thiện như người trưởng thành.
Theo Suckhoedoisong
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
- Sống ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới! Chủ Nhật, 16/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Mất ngủ, mối nguy hiểm đối với sức khỏe tim mạch ở phụ nữ mãn kinh Thứ Tư, 03/01/2024, 00:00
- Đàn ông có thể duy trì quan hệ tình dục đến tuổi nào? Thứ Hai, 25/12/2023, 00:00
- Chăm sóc sức khỏe sau sinh: Những vấn đề cần quan tâm Thứ Năm, 14/12/2023, 15:00
- Thuốc an thần là thuốc gì? Những thông tin cần biết khi sử dụng Thứ Năm, 23/11/2023, 12:00
- Thủ dâm nữ tác động như thế nào đến sức khỏe chị em? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- Bà bầu uống nước chè xanh được không? Uống bao nhiêu là đủ? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- Bác sĩ giải đáp: Bà bầu ăn cá nục được không? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- “Tự sướng” có ảnh hưởng đến kinh nguyệt ở nữ giới hay không? Thứ Sáu, 28/04/2023, 00:00
- Xét nghiệm tinh dịch đồ bao nhiêu tiền? Quy trình thực hiện ra sao? Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00
- Tâm sự thầm kín: Đàn ông “tự sướng” nhiều có tốt không? Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00
- Chia sẻ các cách cai thủ dâm hiệu quả cho những ai thích “tự tình” Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00
- Thủ dâm nam và những thông tin bạn đừng bỏ qua Thứ Tư, 26/04/2023, 00:00