Những lưu ý khi ''cô bé'' bị viêm nhiễm Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Chăm sóc “cô bé” khi viêm
tamsubantre.org - Giống như bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, vùng kín của bạn cũng có lúc “bị ốm”. Vậy làm thế nào để nhận biết tình trạng bất thường của “cô bé”? Hãy zoom vào những lời khuyên sau đây để biết cách chăm sóc “cô bé” thật đúng đắn bạn nhé!
1. Tới gặp bác sĩ ngay
Nếu “cô bé” của bạn có những biểu hiện bất thường như: ra dịch (huyết trắng) nhiều, có mùi hôi, tanh, khó ngửi, kèm theo màu sắc khác lạ như nâu, xanh, đen và cảm giác ngứa ngáy, đau rát…thì chắc chắn nó đã chỉ điểm tình trạng bất thường ở “cô bé”. Những dấu hiệu này có thể gợi báo tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, trong đó có viêm âm đạo… Vì vậy việc đầu tiên bạn cần làm ngay khi nhận ra những dấu hiệu bất thường này ở cô bé của mình là phải tới gặp bác sĩ chuyên khoa sản ngay. Bởi vì nguyên nhân gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục rất đa dạng, chỉ khi xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh bác sĩ mới có thể giúp bạn đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Bạn cũng đừng ngây thơ tin rằng các dấu hiệu lạ lùng kia tự đến thì sẽ tự đi nhé. Ngay cả khi chúng “tạm thời biến mất” thì cũng không có nghĩa là tự khỏi bệnh mà có thể chúng chỉ “im hơi lặng tiếng” một khoảng thời gian rồi “bùng phát dữ dội” trở lại. Lúc đó, còn nguy hơn cả ban đầu.
2. Tuân theo đúng tiến trình điều trị và tái khám
Có vô số nguyên nhân gây ra tình trạng viêm âm đạo như viêm âm đạo do nấm, viêm do tạp khuẩn… Chính vì vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng viêm mà bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, thuốc điều trị viêm âm đảo chủ yếu là kháng sinh, dùng theo đường uống hoặc đặt âm đạo, kết hợp với các biện pháp vệ sinh đúng cách. Đồng thời để đảm bảo hiệu quả, bạn nên sử dụng thuốc liên tục, đủ liều lượng dù biểu hiện bệnh đã thuyên giảm hoặc biến mất hoàn toàn. Tuyệt đối không dùng thuốc “nửa chừng” hoặc tự kê đơn thuốc cho mình để tránh tình trạng “kháng thuốc”, “nhờn thuốc”.
Sau thời gian sử dụng thuốc, bạn cần tái khám để kiểm tra xem tình trạng bệnh của mình như thế nào, vì cho dù các dấu hiệu khó chịu không còn nữa, nhưng chưa chắc tiến trình điều trị viêm đã thành công. Bởi lẽ, các dấu hiệu đó có thể chỉ tạm thời biến mất và tái phát lại sau đó nếu chưa được điều trị dứt điểm, hoặc tình trạng bệnh của bạn đang dần khỏi nhưng chưa khỏi hẳn. Do đó, tới gặp bác sĩ là việc làm cần thiết để chắc chắn bạn đã khỏi bệnh hoàn toàn. Trong trường hợp tình trạng viêm chưa hết, bạn cũng đừng lo lắng quá. Viêm phụ khoa không phải chỉ tới gặp bác sĩ một lần là khỏi ngay. Cho nên, hãy kiên trì và tiếp tục tuân theo tiến trình điều trị nhé.
Khi điều trị viêm phụ khoa việc vệ sinh đúng cách cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong quá trình điều trị. Bạn cần chú ý trong việc sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, các loại nước có tác dụng sát khuẩn như nước chè, nước muối… vì các loại nước này có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn có lợi, làm thay đổi môi trường âm đạo và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Vì vậy, không phải lúc nào dung dịch vệ sinh hay các chất sát khuẩn như thế cũng là phương pháp vệ sinh tốt cho mọi bạn gái. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, nếu đó là loại nước rửa vệ sinh mà bác sĩ đưa ra cho trường hợp của bạn thì bạn có thể yên tâm sử dụng theo liều lượng như hướng dẫn.
Trong thời gian điều trị viêm âm đạo, những trường hợp bạn gái sử dụng viên đặt âm đạo sẽ có cảm giác nhờn và ướt do bã thuốc thoát ra ngoài. Bạn chỉ cần rửa âm đạo bằng nước ấm và sạch là được, và có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để tránh cảm giác ẩm ướt khó chịu do thuốc tan và thoát ra ngoài. Tuy nhiên, bạn nhớ thay băng vệ sinh 3-4 giờ/ một lần vì băng vệ sinh ở lâu trong âm đạo có thể gây bí và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hơn.
Mỗi khi đi tiểu tiện xong, bạn nên lau âm đạo bằng khăn sạch theo chiều từ trước ra sau, tránh tình trạng ẩm ướt làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm và cách lau như vậy để tránh đưa vi khuẩn không có lợi từ hậu môn lên âm đạo.
Một số loại nấm âm đạo không bị tiêu diệt nếu chỉ dùng xà phòng giặt theo cách thông thường, vì thế những trường hợp viêm âm đạo do nấm cần chú ý không sử dụng lại quần lót đã từng mặc trước đó, vì sợi nấm còn tồn tại sẽ cản trở hiệu quả quá trình điều trị bệnh. Nếu bạn tiếp tục sử dụng lại quần lót cũ, bạn sẽ cần giặt bằng xà phòng, ngâm vào nước sôi để diệt nấm và phơi dưới trời nắng, thoáng. Bạn cũng nhớ không mặc quần lót ẩm để tránh viêm nhiễm do các loại vi khuẩn khác.
4. “Chuyện ấy” trong thời gian điều trị
Trong thời gian điều trị viêm âm đạo, bạn cũng cần lưu ý tới “chuyện ấy”. Bạn nên kiêng quan hệ tình dục khi đang điều trị vừa để giữ vệ sinh, vừa tránh lây nhiễm mầm bệnh sang bạn tình và gây viêm trở lại (vì một số mầm bệnh viêm phụ khoa có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục). Trong trường hợp có quan hệ tình dục thì nhất thiết phải sử dụng bao cao su và cần vệ sinh “cô bé” sau đó.
Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về tình trạng viêm của mình để biết có cần điều trị kết hợp cả chồng hay bạn tình không. Trong trường hợp điều đó là cần thiết thì bạn cần thuyết phục chồng (bạn tình) cùng điều trị để tránh bị viêm trở lại khi tiếp tục quan hệ tình dục.
“Chăm sóc” “cô bé” trong thời gian bị “ốm” tưởng là đơn giản, nhưng thực sự sẽ vô cùng nan giải nếu như bạn bỏ qua những điểm thiết yếu ấy. Bởi vậy, hãy “bỏ túi” những bí kíp này để không chết vì thiếu hiểu biết, bạn nhé!
Hương Giang
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00