Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc đặt âm đạo Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Bạn hiểu gì về thuốc đặt âm đạo?
tamsubantre.org - Thuốc đặt âm đạo, dù đã xuất hiện khá lâu trên thị trường, nhưng không phải ai cũng biết tuốt về nó. Làm thế nào để phát huy hiệu quả tối đa của nó? Tránh những việc làm sao đây sẽ phần nào giúp bạn đáp ứng được mong muốn này.
Rửa tay sạch sẽ
Để có thể sử dụng thuốc đặt âm đạo, bạn phải dùng hai ngón tay kẹp viên thuốc vào giữa rồi từ từ đưa vào “cô bé”. Chưa hết, để thuốc có thể “nằm yên vị”, bạn cần dùng ngón tay đẩy nó vào tận sâu. Như vậy, nếu bàn tay không được rửa sạch, một cách vô tình, bạn sẽ mang theo nhiều vi khuẩn vào bên trong, khiến “vùng kín” vốn đã viêm nhiễm lại càng trở nên tồi tệ hơn.
Bên cạnh đó, để “cô bé” không bị tổn thương, móng tay của bạn cần được cắt ngắn tối đa. Thêm nữa, việc sơn móng tay hay đính đá trên đó cũng nên hạn chế, vì hóa chất có trong loại nước sơn này có thể gây ra những hậu quả ngoài ý muốn như dị ứng hay tăng thêm nguy cơ viêm nhiễm
Vẫn “lâm trận” dù đang dùng thuốc
Nhiều người nghĩ rằng: nếu “lâm trận” trước khi đặt thuốc thì sức khỏe của “cô bé” vẫn được đảm bảo. Nhưng sự thực không phải như vậy. Phải đặt thuốc, nghĩa là bạn đang chữa bệnh, và như vậy, làm “chuyện ấy” khi bệnh chưa được trị tận gốc, bạn sẽ khiến đối tác bị lây nhiễm. Không chỉ làm “hại” người khác, việc làm này còn để lại hậu quả xấu cho chính bạn bởi nhiều khả năng, mầm bệnh trong cơ thể người ấy sẽ quay trở lại tấn công bạn. Điều này chính là nguyên nhân, nhiều người chữa mãi mà bệnh chẳng hề thuyên giảm, nếu không muốn nói là nặng hơn. Do vậy, trong tình huống không thể trì hoãn, cách tốt nhất là hãy “lâm trận” bằng bao cao su.
Nên nằm nghỉ ngơi sau khi đặt thuốc
Không điều trị kéo dài
Theo các bác sĩ phụ khoa, thuốc đặt âm đạo không nên sử dụng kéo dài. Một đợt điều trị thông thường chỉ khoảng 7 đến 10 ngày và tuyệt đối không quá 14 ngày. Bởi lẽ, nếu sử dụng lâu hơn thế, rất dễ xảy ra hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc. Do vậy, sau một quá trình dùng thuốc, nếu không thấy hiệu quả, cần đổi ngay sang loại khác. Cũng vì điều này, việc tái khám sau một đợt điều là điều vô cùng cần thiết. Chỉ bác sĩ với trình độ chuyên môn mới có thể đưa ra cho bạn một phác đồ mới, hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, viêm nhiễm âm đạo thường dễ bị tái đi tái lại nhiều lần, thế nên, ở lần điều trị đầu tiên, bạn chỉ nên sử dụng loại thuốc vừa phải, rẻ tiền và chỉ tăng liều nếu sau quá trình sử dụng không thấy hiệu quả. Việc lựa chọn thuốc tốt, mạnh, đặc hiệu ngay từ đầu sẽ gây khó khăn cho quá trình chạy chữa tiếp theo.
Thông thường, sau quá trình dài nằm trong cơ thể, viên thuốc đặt trong âm đạo sẽ tan ra và được đào thải ra ngoài dưới dạng bột. Thế nên, nếu bạn đặt thuốc từ tối và đến sáng hôm sau lại thấy nó “trốn” khỏi “cô bé” mà hình dạng vẫn như khi mới đưa vào (nghĩa là còn nguyên viên) thì điều đó có nghĩa, cơ thể bạn không dung nạp loại thuốc này. Trong trường hợp đó, cần liên lạc với bác sĩ để có những hướng dẫn cụ thể hơn về việc thay đổi thuốc.
Không vận động mạnh khi vừa đặt thuốc
Bạn có biết vì sao các bác sĩ lại dặn dò nên đặt thuốc trước giờ đi ngủ không? Bởi khi đó, bạn sẽ ít phải vận động nên viêm thuốc sẽ không bị rơi ra khỏi âm đạo. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thời điểm khác để đặt thuốc cho mình, miễn là ngay sau đó có thời gian nghỉ ngơi. Những hoạt động mạnh như chạy nhảy, khuân vác hay đơn giản chỉ là di chuyển quá nhiều cũng cần hạn chế tối đa.
Thuốc đặt âm đạo thực sự không quá khó sử dụng. Nhưng nếu bỏ qua những tiểu tiết nhỏ được liệt kê phía trên, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ không mong muốn. Thế nên, đừng bao giờ chép miệng: “Ôi, cần gì phải cầu kì thế”, bạn nhé!
Huyền Lan
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00