Những điều cần kiểm tra trước khi mang thai Thứ Tư, 18/06/2014, 00:00
Bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây nếu bạn muốn có con hoặc vừa biết rằng mình đã có thai. Có thể một số câu hỏi không thích hợp với bạn,
2. Trong gia đình bạn hoặc chồng bạn, có ai từng mắc bệnh di truyền hay không?
Một số bệnh như chứng máu không đông, tâm thần có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bạn hoặc chồng mình có một người thân mắc bệnh đó thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh. Do đó, hãy hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi hai vợ chồng quyết định có con, và nếu cần thiết, bác sỹ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên viên di truyền để đánh giá mức độ rủi ro mà bạn có nguy cơ gặp phải. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, vì chỉ khi nào cả hai vợ chồng bạn đều mang gen lây bệnh thì đứa trẻ mới có nguy cơ rất cao mắc bệnh di truyền ấy thôi.
3. Bạn có bị một bệnh mãn tính nào không?
Nếu bạn bị rối loạn về nội tiết như bệnh tiểu đường, ba-dơ-đô, động kinh, và đang chữa trị, bạn nên báo cho bác sỹ biết ý định có con của mình. Bác sỹ có thể thay đổi thuốc để không cản trở việc thụ thai, không ảnh hưởng đến thai nhi.
4. Bạn có đang hay đã từng sử dụng thuốc ngừa thai?
Trước khi muốn có thai, bạn phải ngừng sử dụng thuốc ngừa thai để cơ thể trở lại chu kỳ sinh học bình thường. Sau đó, bạn nên đợi cho qua 3 chu kỳ kinh nguyệt trước khi thụ thai (bạn có thể sử dụng bao cao su để ngừa thai trong suốt thời gian này). Nếu bạn thụ thai trước khi chu kỳ kinh nguyệt trở về trạng thái bình thường, bạn sẽ khó phán đoán ngày sinh đứa trẻ.
5. Bạn có tiếp xúc với những mối nguy hiểm trong công việc của mình không?
Người thuê bạn làm việc có trách nhiệm đảm bảo rằng công việc hiện tại của bạn không gây nguy hại cho việc thụ thai hoặc cho thai nhi. Ngày nay, các thiết bị hiển thị (như máy tính) không còn bị coi là nguyên nhân có hại cho thai nhi nữa.
7. Cách ăn uống của bạn có lành mạnh không?
Bạn sẽ gia tăng cơ hội mang thai và sinh hạ một em bé khoẻ mạnh, kháu khỉnh nếu bạn tuân theo một chế độ ăn lành mạnh và hợp lý.
8. Bạn có hút thuốc và uống rượu không?
Khi nào muốn có con bạn hãy bỏ hẳn thuốc lá và rượu vì chúng không chỉ có ảnh hưởng xấu lên cơ thể hai bạn, mà cả hai thói quen đều có thể có hại cho đứa bé đang phát triển, cả trước lẫn sau khi sinh.
9. Bạn có uống Vitamin B12 không?
Khi bạn dự định mang thai, hãy dùng Vitamin B12 nhằm tránh các bệnh nguy hiểm khi mới sinh ra như bệnh nứt đốt sống. Bạn có thể uống 400 micro – gram Vitamin B12 mỗi ngày trong suốt 12 tuần đầu thai kỳ. Do đó, từ lúc bạn ngưng sử dụng các biện pháp tránh thai cho đến suốt 12 tuần lễ đầu tiên của thai kỳ, bạn nên uống bổ sung thêm này. Nguồn cung cấp Vitamin B12 trong thiên nhiên tốt nhất là các loại rau có mầu xanh đậm, đậu, lúa mì, men, lòng đỏ trứng gà...
Chi Anh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Quy trình khám và điều trị vô sinh Thứ Hai, 16/06/2014, 00:00
- Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh Chủ Nhật, 15/06/2014, 00:00
- Chửa ngoài tử cung Thứ Bẩy, 14/06/2014, 00:00
- Thai chết lưu - Triệu chứng và hướng xử trí, dự phòng Thứ Sáu, 13/06/2014, 00:00
- Thai chết lưu - Nguyên nhân và ảnh hưởng Thứ Năm, 12/06/2014, 00:00
- Chửa trứng Thứ Tư, 11/06/2014, 00:00
- Ung thư dương vật Thứ Ba, 10/06/2014, 00:00
- Sẩy thai liên tiếp - Nguyên nhân và điều trị Thứ Hai, 09/06/2014, 00:00
- Hiện tượng cương dương Thứ Năm, 05/06/2014, 00:00
- Bệnh tiểu đường và thai nghén Thứ Ba, 03/06/2014, 00:00
- Yếu tố nào thuận lợi cho bệnh ung thư vú phát triển? Chủ Nhật, 01/06/2014, 00:00
- Gãy dương vật Thứ Năm, 29/05/2014, 00:00