Những điều cần biết về ốm nghén khi mang thai Thứ Năm, 06/03/2014, 00:00
Nghén thường xảy ra vào những tháng đầu của thai kỳ, ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tình trạng này chiếm tỷ lệ khoảng 1/300 phụ nữ mang thai. Nhiều giả thiết cho rằng:
Trường hợp buồn nôn và nôn thường xuyên, dai dẳng rất hiếm xảy ra. Nếu có, đây là hội chứng nghén nặng, khiến cho người mẹ không duy trì đủ dinh dưỡng và lượng nước, hoặc không tăng cân đủ. Tuy nhiên, các thai phụ cần lưu ý: tình trạng này khác hẳn với tình trạng nôn vào những tháng cuối thai kỳ. Khi ấy hiện tượng nôn thường không do thai, có thể là dấu hiệu báo động những bệnh lý nặng như: Hội chứng gan nhiễm mỡ cấp tính, hội chứng nhiễm độc thai nghén. Điều này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ và thai nhi. Khi có những triệu trứng trên thai phụ cần đi khám ngay. Trước khi điều trị các triệu trứng của nghén bác sỹ thường loại trừ các nguyên nhân gây nôn mửa không do thai như: Rối loạn dạ dày, ruột, chức năng của tuyến giáp...Sau khi chẩn đoán loại trừ nôn mửa do những nguyên nhân khác, trong trường hợp nghén nhẹ bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Ăn uống đầy đủ các chất bổ dưỡng, có khẩu phần ăn cân bằng, tranh thủ nghỉ ngơi, tránh những chất có hại như thuốc lá, rượu,...Nên tập những bài thể dục nhẹ hoặc đi bộ mỗi ngày. Tránh những tác động không cần thiết của xã hội và công việc. Sự giúp đỡ của gia đình vào luc này cũng rất cần thiết.
Chia các bữa ăn thành những bữa nhỏ, ăn nhiều bữa trong một ngày. Uống một chút nước trong khi ăn cũng có thể làm giảm các triệu trứng nôn mửa. Không để dạ dày quá trống hoặc quá đầy vì sẽ làm tình trạng nôn mửa nặng hơn.
Một số thuốc có thể làm giảm triệu trứng buồn nôn như: primperan (không có tác động xấu lên thai nhi), thuốc B6. Tuy nhiên, các thai phụ cần nhớ khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng phải có sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Trong trường hợp nghén nặng, thai phụ cần nhập viện ngay để bác sỹ đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mất nước, kịp thời cung cấp dịch và chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và thai nhi.
Ngọc Trang
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
- Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý? Chủ Nhật, 23/06/2024, 00:00
- Vai trò của chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Xét nghiệm Pap là gì? Thứ Hai, 10/06/2024, 00:00
- Có thể có thai từ quan hệ tình dục qua đường hậu môn không? Thứ Năm, 06/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Phá thai bằng thuốc Thứ Ba, 04/03/2014, 00:00
- Cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài ở nữ Thứ Hai, 03/03/2014, 00:00
- Sự phát triển của vú Chủ Nhật, 02/03/2014, 00:00
- Cấu tạo cơ quan sinh dục nam (tiếp theo) Thứ Bẩy, 01/03/2014, 00:00
- Cấu tạo cơ quan sinh dục nam Thứ Sáu, 28/02/2014, 00:00
- Các biện pháp tránh thai tự nhiên Thứ Năm, 27/02/2014, 00:00
- Dụng cụ tử cung Thứ Tư, 26/02/2014, 00:00
- Triệt sản Thứ Ba, 25/02/2014, 00:00
- Thuốc diệt tinh trùng Thứ Hai, 24/02/2014, 00:00
- Thuốc cấy tránh thai Norplant Chủ Nhật, 23/02/2014, 00:00
- Thuốc tiêm tránh thai DMPA Thứ Bẩy, 22/02/2014, 00:00
- Thuốc tránh thai khẩn cấp Thứ Sáu, 21/02/2014, 00:00