Những dấu hiệu cảnh báo tinh dịch bất thường Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Biểu hiện của tinh dịch bất thường có rất nhiều
tamsubantre.org - Bạn có biết với những biểu hiện nào thì tinh dịch được gọi là bất thường không? Cùng Tâm sự bạn trẻ khám phá nhé!
Tinh dịch vón cục
Tinh dịch có lẫn máu
Trường hợp này tuy ít xảy ra nhưng cần nêu cao tinh thần cảnh giác khi gặp phải. Ở những teenboy, xuất tinh ra máu thường là lành tính và tự hết. Cho nên, điều duy nhất bạn phải làm là không “lâm trận” trong khoảng 2 tuần, nếu sau đó vẫn thấy máu lẫn trong tinh dịch, cần đến các phòng khám nam khoa hoặc tiết niệu để được chuẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, nếu thấy xuất tinh ra máu có kèm các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau vùng bìu hay sốt, mệt mỏi thì XY cần đi khám ngay. Rất có thể bạn đã bị viêm đường tiết niệu, tổn thương “vùng kín” hay lao sinh dục…
Máu trong “tinh dịch” có thể là lành tính?
Tinh dịch có màu ngà xanh
Thông thường, khi mới phóng ra, tinh dịch có màu trắng, hơi đục như nước cơm hoặc ngà vàng, để một lúc sẽ loãng ra. Vì vậy, nếu thấy tinh dịch của mình có những màu sắc khác lạ như ngà xanh, màu socola hay vẩn đục… thì đó có thể là dấu hiệu gợi báo viêm nhiễm. Bởi thế, bạn không thể chủ quan trong những trường hợp thế này. Đến bác sĩ và miêu tả lại tất tần tật những triệu chứng mình đang gặp phải chính là sự lựa chọn đúng đắn nhất của XY trong tình huống này.
Không xuất tinh khi đã lên “đỉnh”
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Có trường hợp do tinh dịch trào ngược vào bàng quang mà không phóng ra ngoài được (gọi là xuất tinh ngược dòng). Có trường hợp lại do cơ quan bài tiết ra tinh dịch bỗng dưng không hoạt động nữa (chẳng hạn do tuyến tiền liệt bị cắt, tổn thương thần kinh vùng tiểu khung…). Vì vậy, để biết được thông tin chính xác nhất về trục trặc đang gặp phải, ban nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa.
Những biểu hiện bất thường của tinh dịch có thể là lành tính, cũng có thể là biểu hiện của bệnh tật, bởi thế, khi gặp phải những vấn đề như thế, đừng bao giờ chủ quan bỏ qua hoặc tự bắt bệnh cho bản thân bạn nhé. Nếu không, với vốn kiến thức y học ít ỏi của mình, chưa biết chừng, bạn sẽ chữa “lợn lành thành lợn què” đấy nhé!
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00