Những bệnh không sợ bao cao su Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Không phải mầm bệnh nào cũng sợ bao cao su
tamsubantre.org - Bao cao su có thể bảo vệ bạn khỏi 99% những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhưng còn 1% nào không sợ “vệ sĩ” này? Hãy cùng Tâm sự bạn trẻ điểm mặt chúng, bạn nhé!
Rận lông mu
Rận lông mu có tên khoa học khá dài là pediculosis pubis. Chúng là loại kí sinh trùng rất nhỏ (đến mức mà mắt thường khó có thể nhìn thấy). Xét về hình dạng bên ngoài, rận lông mu na ná con cua, nhưng có màu vàng hung. Chúng thường bám sát vào chân lông, gây ngứa khủng khiếp ở vùng mu và bộ phận sinh dục. Ngoài nơi cư trú này, loài rận lông mu còn “tác nghiệp” ở những nơi khác như lông mi, lông mày, lông nách... nữa
Sở dĩ rận lông mu không sợ bao cao su bởi khả năng “nhảy cóc” của nó. Bạn hãy hình dung thế này, với rất nhiều chân hỗ trợ, chúng có thể di chuyển dễ dàng từ sợi lông này sang sợi lông khác. Và vì bao cao su không thể bao trùm hết toàn bộ vùng lông mu, nên chỉ trong tích tắc, chúng sẽ “nhảy cóc” từ cơ thể người bệnh sang cơ thể người lành khi có tiếp xúc.
Dù bạn có cạo sạch lông vùng kín thì cũng không thể tiêu diệt được hết lũ rận lông mu vì chúng có thể di chuyển sang các vùng lân cận như tóc, lông nách và sẽ quay trở lại khi thời cơ đã chín muồi. Thậm chí, khi đám lông mu mới chỉ nhu nhú mọc lên, chúng đã sẵn sàng cho việc làm tổ tại đây. Thế nên, cách tốt nhất trong trường hợp này là “đình chiến” trong thời gian đang chữa bệnh.
Sùi mào gà
Sùi mào gà hay còn gọi là mụn cóc sinh dục do virut HPV gây ra. Khi phát bệnh, bệnh thường có biểu hiện là những đám mụn mọc thành cục nhỏ, không đau, hồng hoặc hơi nâu, bề mặt xù xì, hình thù như hoa lơ, đôi khi thấy ngứa. Ở nữ giới, chúng thường mọc ở mép hoặc bên trong âm đạo, xung quanh hậu môn. Ở nam giới, sùi mào gà thường mọc ở dương vật, cũng có thể ở bìu hoặc xung quanh hậu môn.
Cũng bởi vị trí của những đám mụn này thường không cố định, thế nên, bao cao su dù tốt đến mấy cũng không thể bao trùm toàn bộ vùng bệnh. Đó là lý do tại sao, dù “mặc áo mưa” rất nghiêm chỉnh, bạn vẫn “dính chưởng” như thường. Hơn nữa, khi “lâm trận”, việc cọ sát giữa hai cơ quan sinh dục sẽ làm tăng khả năng bị vỡ của đám mụn, do đó, khả năng lây nhiễm càng cao.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sùi mào gà là bệnh hay tái đi tái lại, đặc biệt
rất nguy hiểm với nữ giới. Bởi những tổn thưong này có thể lan rộng, phá hủy mô và làm tắc đường sinh nở, thậm chí gây ra cả ung thư cổ tử cung. Việc “lâm trận” trong thời kì mang bệnh, do đó, không chỉ làm bạn tình cùng trở thành nạn nhân của căn bệnh này, mà còn làm tăng khả năng tái nhiễm, dẫn đến tình trạng phải đốt điện nhiều lần vẫn không khỏi.
Herpes
Nếu một ngày nào đó, bạn thấy ở “cô bé”, “cậu bé” hay các vùng lân cận như hậu môn, bìu... xuất hiện những nốt rộp kết thành chùm, đừng nghi ngờ gì nữa, rất có thể bạn đã bị herpes sinh dục rồi. Theo thời gian, (khoảng một đến hai tuần), những vết rộp này có thể vỡ ra (kèm theo cảm giác rất đau rát) rồi lại lành. Nhưng điều đó không có nghĩa bệnh đã lành, nó đã chuyển sang “làm mưa, làm gió” ở một nơi khác. Herpes thường lây khi những nốt phồng rộp vị vỡ, song đôi khi, nó cũng có thể lây từ khi chúng xuất hiện những nốt phồng rộp, khi vết loét bong vảy, hay cả khi không nhìn thấy vết loét.
Cũng như hai mầm bệnh kể trên, herpes trốn khỏi tầm kiểm soát của bao cao su vì những nốt phồng rộp của nó có thể xuất hiện ở bất cứ điểm nào trên cơ thể. Thậm chí, ngay cả khi hôn (những người có vết loét ở miệng), chúng ta cũng có thể mắc bệnh này. Do vậy, cách an toàn nhất để đề phòng lây lan là nói không với “chuyện ấy” cho đến khi bạn thực sự hết bệnh theo kết luận của bác sĩ.
Bao cao su có thể giúp bạn an toàn hơn trong “chuyện ấy”, nhưng với những mầm bệnh thế này, bạn cần nêu cao tinh thần cảnh giác hơn. Tốt nhất, để không hại người, hại mình, hãy đình chiến để nửa kia được an toàn và mình thì không bị tái nhiễm, bạn nhé!
Hồng Nhung
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00