Giao diện tiếp cận

Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục – những điều cần biết Thứ Ba, 05/03/2024, 00:00

Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục – những điều cần biết

Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infections - STIs) rất phổ biến, người mắc bệnh thường e ngại không đi khám và điều trị kịp thời dẫn đến hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. Trong bài viết sau đây, các bạn cùng tìm hiểu để biết cách phòng tránh nhé


 

1. Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục là gì?

- Nhiễm khuẩn (còn gọi là nhiễm trùng) lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infection - STI) là tình trạng nhiễm mầm bệnh lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo hoặc các chất dịch cơ thể khác qua quan hệ tình dục không bảo vệ bằng miệng, hậu môn hoặc bộ phận sinh dục với bạn tình bị nhiễm bệnh.

- Bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Disease - STD) còn gọi là bệnh hoa liễu (Venereal Disease - VD) là bệnh có xác suất truyền từ người sang người thông qua các hành vi tình dục không bảo vệ, bao gồm cả giao hợp âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn. Những năm 1990, bệnh lây truyền qua đường tình dục thường được gọi là bệnh phong tình, hoặc uyển ngữ gọi là bệnh xã hội.

- STI là một thuật ngữ rộng hơn so với STD. 

- Nhiễm khuẩn đường sinh sản (Reproductive Tract Infections – RTI) là một thuật ngữ rộng bao gồm:

+ Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (STIs);

+ Nhiễm khuẩn do can thiệp y tế không đảm bảo vô trùng, đặc biệt là các thủ thuật/can thiệp sản khoa;

+ Nhiễm trùng nội sinh: các nấm men, vi khuẩn ký sinh ở âm đạo.

2. Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục do những nguyên nhân gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có hơn 30 loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng khác nhau được biết là lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng.

- Do vi khuẩn: Bệnh giang mai, Chlamydia, lậu, hạ cam, bệnh hột xoài, nhiễm Mycoplasma,…

- Do virus: Herpes sinh dục, Sùi mào gà, viêm gan B, HIV,…

- Do ký sinh trùng: Bệnh do trùng roi (trichomonas), ghẻ, rận mu.

3. Có bao nhiêu bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs)?

Hiện có trên 20 bệnh lây truyền qua đường tình dục(STDs) trên toàn thế giới. Một số bệnh thường gặp ở Việt Nam bao gồm:

  • Lậu: là một bệnh rất thường gặp. Bệnh có thể được chữa trị hoàn toàn nếu điều trị đúng thuốc. Nếu không được điều trị, bệnh lậu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
  • Chlamydia: là một bệnh phổ biến nhưng có thể điều trị được. Nếu không được điều trị, chlamydia có thể gây những biến chứng liên quan đến thai kỳ khi phụ nữ mang thai.
  • Herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục): là một bệnh tương đối phổ biến, nhưng hầu hết những người bị nhiễm không biết họ mắc bệnh này. Mặc dù không thể chữa trị hoàn toàn, nhưng nếu được điều trị đúng thuốc thì có thể giúp rút ngắn thời gian hoặc ngăn ngừa những đợt bùng phát. Những loại thuốc này cũng có thể làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác.
  • Sùi mào gà: là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nhưng phần lớn những người bị nhiễm đều không có triệu chứng. Có khoảng 58%-64% người bị nhiễm HPV type 6 và type 11 sẽ phát triển thành sùi mào gà trong vòng 24-36 tháng. Một số chủng vi rút gây bệnh có thể được phòng ngừa bằng tiêm vắc xin.
  • Giang mai: bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị. Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn với phương pháp điều trị đúng đắn.
  • Viêm gan B: đây là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan và ung thư.
  • HIV: đây có thể xem là tác nhân đồng mắc, khi những người bị nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục có nguy cơ bị nhiễm HIV cao hơn so với những người không bị bệnh.

4. Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục lây truyền như thế nào?

- Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục có thể lây từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục “không bảo vệ” bằng đường âm đạo, hậu môn và miệng.

- Trong một số trường hợp, một người có thể mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết (dịch âm đạo, tinh dịch, máu) của người bệnh qua vết sẩn, loét, dùng chung bơm kim tiêm.

- Trường hợp tiếp xúc cá nhân gần gũi, dùng chung khăn tắm, quần áo, chăn ga giường cũng có thể lây bệnh (bệnh ghẻ, rận mu).

5. Ai là người có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục?

- Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục không phân biệt tuổi tác, giới tính, hay tình trạng hôn nhân (có gia đình/chưa có gia đình). Bất cứ ai có quan hệ tình dục không an toàn (có nhiều bạn tình, quan hệ với người mắc STIs, người có hành vi nguy cơ cao,…) đều có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

6. Các yếu tố nào gia tăng nguy cơ mắc các nhiễm khuẩn qua đường tình dục?

Những yếu tố làm gia tăng khả năng hay nguy cơ mắc các nhiễm khuẩn qua đường tình dục bao gồm:

  • Có hơn một bạn tình
  • Có bạn tình mới
  • Bạn tình có hơn một bạn tình khác
  • Tiền sử mắc bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục
  • Tiếp xúc tình dục với một người mang bệnh
  • Không sử dụng bao cao su thường xuyên khi có quan hệ tình dục với hơn một đối tác
  • Bán dâm.

7. Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có thời gian ủ bệnh trong bao lâu?

- Thời gian ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Một số STIs có giai đoạn ủ bệnh chỉ kéo dài vài ngày, một số khác có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Điều quan trọng cần nhớ là một số người bị nhiễm trùng không có triệu chứng nhưng vẫn có thể lây nhiễm cho người khác.

- Thời gian ủ bệnh của một số nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục:

STIs

Thời gian ủ bệnh

Lậu

1 – 14 ngày.

Trường hợp sớm có thể từ 6-12 tiếng

Giang mai

10 – 90 ngày

Chlamydia

7 – 21 ngày

Hạ cam

3 – 10 ngày

Bệnh hột xoài

1 tuần đến 2-3 tháng

Sùi mào gà

2 – 9 tháng

Herpes sinh dục

1 tuần

Viêm gan B

1 – 6 tháng

HIV

1 – 6 tháng

Ghẻ

10 – 15 ngày

Rận mu

5 ngày – 4 tuần

7. Hậu quả khi bị nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục là gì?

- Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục không chỉ gây khó chịu cho người nhiễm mà còn ảnh hưởng có hại đến sức khỏe cho cả nam và nữ: vô sinh, tăng nguy cơ nhiễm HIV.

- Đối với nữ, các nhiễm khuẩn này có thể đưa đến viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung,…

- Là một trong các căn nguyên quan trọng nhất gây bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và trẻ em trong thời kỳ chu sinh. Phụ nữ mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục nếu mang thai có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, trẻ sơ sinh có thể bị thiếu cân, dị tật hoặc mù lòa, nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh, viêm phổi và trì độn ở trẻ em... Nếu phụ nữ bị nhiễm HIV mang thai thì con sinh ra có thể bị nhiễm HIV.

8. Làm sao để biết được mình bị nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục?

Không phải tất cả những người bị mắc nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục đều có biểu hiện hay triệu chứng. Đôi khi dấu hiệu không xuất hiện trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng, và đôi khi hoàn toàn không có dấu hiệu gì cả, nhưng bạn vẫn bị nhiễm bệnh và có thể làm lây lan sang bạn tình. Nếu bạn có một trong số các biểu hiện sau đây bạn cần đi khám ngay:

- Biểu hiện chung ở nam và nữ:

+ Xuất hiện mụn nước, nổi sẩn hoặc vết loét ở bộ phận sinh dục và vùng xung quanh, có thể kèm theo đau.

+ Đau vùng bụng dưới, ngứa hoặc đau rát ở bộ phận sinh dục.

+ Đau hoặc buốt rát khi đi tiểu; bị đau hoặc ra máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục.

- Biểu hiện ở nữ: Đau hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục; âm đạo ra nhiều khí hư bất thường; dịch âm đạo đổi màu hoặc có mùi hôi; ra máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt (kể cả những khi sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone)

- Biểu hiện ở nam: Đau hoặc sưng tinh hoàn (bìu); mủ chảy ra ở đầu dương vật.

Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh lây truyền qua đường tình dục

9. Tôi sẽ được khám và xét nghiệm các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như thế nào?

- Đối với cả phụ nữ và nam giới:

Bác sĩ hỏi tiền sử, kiểm tra dấu hiệu nhiễm bệnh ở bộ phận sinh dục ngoài, miệng, hậu môn, trực tràng và trên da.

Lấy nước tiểu và máu để làm các xét nghiệm cần thiết.

Xét nghiệm tế bào niệu đạo và kiểm tra xem có bất kỳ sự đau đớn hay phồng giộp nào không. Có thể xét nghiệm tế bào trong họng và trực tràng (ít làm).

- Đối với phụ nữ: làm xét nghiệm tế bào âm đạo và cổ tử cung và khám cơ quan sinh sản.

10. Các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi được không?

Hầu hết các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục có thể chữa khỏi được và tốt nhất nếu như bạn bị mắc loại bệnh này thì nên chữa trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, đối với một số loại lây nhiễm như HIV/AIDS, Herpes sinh dục, sùi mào gà, thì cho đến nay, tuy chưa có thuốc chữa khỏi được hoàn toàn, nhưng có thuốc làm giảm triệu chứng và giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển.

11. Làm thế nào để tránh các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục?

Chỉ có một cách duy nhất giúp bạn tránh khỏi các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục là quan hệ tình dục an toàn.

  • Sử dụng bao cao su đúng cách trong mỗi lần quan hệ tình dục.
  • Chung thủy: chỉ quan hệ tình dục với một người mà người đó cũng chỉ quan hệ với bạn là người duy nhất. Sẽ tốt hơn nếu hai bạn đều không mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV.
  • Không quan hệ tình dục, chỉ ôm hôn, vuốt ve (không giao hợp) hoặc thủ dâm.

Để được tầm soát, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời, các bạn có nguy cơ lây nhiễm cần chủ động đi kiểm tra sức khỏe tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Xem thêm: Video Vì sao có một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, có bệnh lại không? (Nguồn: BVĐKQT Vinmec)

 

TSBT tổng hợp

Nguồn tham khảo: Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản – BYT; Msdmanuals.com; cdc.gov;

Lượt xem: 760

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 7
Lượt truy cập: 34751939

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik