Nguyên nhân các loại mụn cóc khác nhau Thứ Ba, 13/06/2023, 00:00
Các loại mụn cóc có thể xâm nhập vào cơ thể và xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt da. Việc nhận biết các nguyên nhân gây mụn sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị bệnh lý tốt nhất.
1. Mụn cóc là gì?
Mụn cóc còn gọi là mụn cơm, là một dạng tăng sinh da bất thường. Nó thường mọc thành nốt mụn sần sùi, có thể nổi giống bông súp lơ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Mụn có màu trắng hoặc vàng, nâu, xám,... kích thước to nhỏ khác nhau nhưng thường tương đương hạt cơm.
Tác nhân gây mụn cóc nói chung là virus HPV (Human Papilloma Virus). Virus đi vào cơ thể qua các vết trầy xước hoặc tổn thương trên da. Sau đó, virus phát triển, gây kích ứng các tế bào biểu mô bề mặt làm tăng sinh và hình thành hạt cơm.
2. Nguyên nhân các loại mụn cóc thường gặp
Dưới đây là các loại mụn cơm thường gặp và nguyên nhân gây mụn:
2.1. Mụn cóc thông thường
Mụn cóc thông thường có hình giống cây súp lơ, ranh giới rõ ràng, thô ráp, cứng, tròn hoặc bờ không đều, đường kính từ 2 - 10mm, thường xuất hiện trên bàn tay, ngón tay, khớp ngón tay và khuỷu tay. Chúng có thể ở dạng một chấm đen hoặc sẫm màu do đông máu ở mạch máu. Loại mụn cóc này thường gây ra bởi virus HPV 1, 2, 4, 27, 29. Mụn cóc thông thường là một tình trạng nhiễm trùng ở lớp trên của da, cần được điều trị ngay để tránh trường hợp tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
2.2. Mụn cóc lòng bàn chân
Mụn cóc bàn chân có biểu hiện là những mảng cứng, dày trên lòng bàn chân, có thể gây đau khi người bệnh đi lại. Mụn cóc ở bàn chân thường phẳng hoặc mọc ngược vào trong da (do trọng lượng cơ thể đè xuống và áp lực đặt lên lòng bàn chân). Loại mụn cóc này hình thành khi virus HPV 1 tiếp xúc với da qua các vết xước, vết nứt, vết cắt,...
2.3. Mụn cóc dạng nhú
Mụn cóc dạng nhú thường dài, hẹp, nằm trên mặt, cổ, môi hoặc mí mắt. Trong các loại mụn cóc thì dạng mụn này thường không có triệu chứng, hình thái chủ yếu là lành tính và dễ điều trị.
2.4. Mụn cóc hình chỉ
Mụn cóc hình chỉ có màu giống với màu da, thường xuất hiện xung quanh vùng cổ, mũi, vai và khu vực dưới cằm. Những người được ghép tặng hoặc nhiễm HIV sẽ có nguy cơ cao bị mụn cóc hình chỉ do suy yếu hệ miễn dịch.
2.5. Mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng có biểu hiện là nhẵn, phẳng, xuất hiện ở vùng mặt và cổ. Loại mụn cóc này thường có màu vàng, xám, hồng hoặc nâu nhạt, thường xuất hiện với số lượng nhiều (từ 20 - 100 cái). Mụn cóc phẳng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, gây ra bởi HPV 3, 10, 28 và 49. Mụn cóc phẳng có thể lây lan nhanh chóng trên mặt do cạo râu (vì chúng thường nằm dọc theo những vết xước trên mặt). Mụn cóc phẳng thường không gây ra triệu chứng nhưng tương đối khó điều trị.
2.6. Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục còn gọi là sùi mào gà - là một triệu chứng phổ biến của bệnh lây truyền qua đường tình dục, gây ra chủ yếu bởi HPV 16 và HPV 18. Mụn cóc sinh dục giống như cây súp lơ, có dạng sẩn phẳng, bề mặt bóng mịn hoặc thô ráp, mọc ở vùng cơ quan sinh dục, có thể gây đau và khó chịu.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Các tư thế vận động giúp sản phụ bớt đau khi chuyển dạ Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Sản phụ cần làm gì khi có những dấu hiệu của sẩy thai? Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn tự theo dõi thai nhi cùng bác sĩ - Đếm cử động thai mỗi ngày Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- 11 điều cần biết về đái tháo đường thai kỳ Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Suy thai do dây rốn thắt nút - Mẹ cần làm gì để cứu thai nhi? Thứ Sáu, 09/06/2023, 00:00
- Làm gì khi mẹ bầu bị thiếu ối? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Sảy thai bao lâu thì có thai lại được ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ? Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Hướng dẫn cách massage cho sản phụ khi chuyển dạ Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Những lợi ích nuôi con từ sữa mẹ Thứ Tư, 07/06/2023, 00:00
- Tổng hợp những dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu chị em cần biết Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00
- Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải sớm không? Thứ Ba, 06/06/2023, 00:00