Nguy cơ từ việc phá thai không an toàn Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Thai phụ cần được kiểm tra sức khỏe trước khi bỏ thai - Ảnh: shutterstock
Việc phá thai không an toàn được thực hiện bởi những người thiếu kinh nghiệm hoặc tại các cơ sở y tế không đạt tiêu chuẩn.
Theo The Incidence of Abortion Worldwide, mỗi năm có 42 triệu ca phá thai được thực hiện trên thế giới. Trong đó gần 20 triệu ca được thực hiện không an toàn, tập trung ở các nước nghèo, và được thực hiện bởi chính thai phụ bằng cách sử dụng thuốc không phù hợp, trường hợp khác đã phá thai bằng thảo dược, hoặc nhờ những người không có khả năng can thiệp.
Theo Reuter Health Information, khoảng 70.000 phụ nữ trên thế giới đã chết vì việc này. Số còn lại bị mắc các bệnh nhiễm trùng như xuất huyết, chấn thương các cơ quan nội tạng như thủng hoặc rách tử cung. Mặc dù tỷ lệ phá thai toàn cầu đã giảm từ 45,6 triệu (trong 1995) còn 41,6 triệu trong năm 2003, nhưng số lượng thai phụ phá thai trong điều kiện không an toàn vẫn không thay đổi. Con số chính xác là 1/250 phụ nữ ở Á Châu đã phá thai trong điều kiện không an toàn.
Các phương pháp không an toàn là bơm chất độc hại như ớt và hóa chất vào trong cơ thể phụ nữ, sau đó phá vỡ túi ối trong bụng mẹ với vật sắc nhọn như móc quần áo, hoặc sử dụng những loại thuốc bất hợp pháp. Lo ngại nhất là việc phá thai được thực hiện bởi những người thiếu kinh nghiệm, dẫn tới sốc độc, nhiễm trùng, tổn thương đến các bộ phận nội bộ và tử vong. Chảy máu thường xảy ra nhưng chảy máu nhiều là điều đáng báo động. 1% bệnh nhân trong số trên cần phải truyền máu. Nếu việc phá thai được thực hiện ở vùng nông thôn mà không có bệnh viện gần đó là một việc cực kỳ mạo hiểm. Khi sử dụng những dụng cụ phá thai không an toàn sẽ làm cho thai phụ bị viêm màng tử cung. Khoảng 5% bệnh nhân gặp vấn đề này.
Phá thai do nhiều lý do như niềm tin tôn giáo, vấn đề kinh tế hoặc là lựa chọn cá nhân nhưng vấn đề là thai phụ cần tìm đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản uy tín để được bác sĩ tư vấn kỹ và kiểm tra sức khỏe trước khi tiến hành phẫu thuật bỏ thai.
GS. Christopher Phạm
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00