Ngoại là miền ký ức đẹp nhất của con Thứ Hai, 09/11/2020, 10:00
Miền ký ức về ngoại tôi xin giữ lại cho riêng mình, để những lần phải song hành với thử thách, tôi sẽ dành vài phút tìm lại trong khung trời ấy hình ảnh người bà vẫn luôn động viên, ủng hộ và thương yêu tôi ở một nơi nào đó thật xa nhưng hạnh phúc.
Trong cuộc đời bạn có bao nhiêu miền ký ức? Miền ký ức nào khiến bạn khắc ghi trong tim, tự dặn lòng mình mãi mãi không được quên?
Tôi đang đi những bước đi đầu tiên trong chặng đường hoàn thành nhiệm vụ của một con người, bước đi mang tên “khẳng định mình”.
Trên con đường ấy, khi tôi tiến lên phía trước thì bên cạnh tôi có những người bạn cùng đồng hành, đối diện tôi là những thách thức mà tôi phải đối mặt và mỗi khi tôi quay đầu lại sẽ mỉm cười mà nhìn thấy những đôi mắt sáng ngời động viên của bậc sinh thành.
Tôi cố gắng nhìn về sâu trong đám mây mù mờ ảo, cố gắng tìm kiếm lại một chút dư âm của một miền ký ức mà tôi hằng giữ trong tim là ngoại.
Lần tìm về khoảng thời gian khi còn là một cô gái tuổi trăng rằm, sáng đi học ở trường huyện, chiều lại trở về căn nhà nhỏ, lại như thường ngày quét dọn, học bài, chơi cùng những người bạn đồng trang lứa và cũng không quên chầm chậm ghi lại hình ảnh của người phụ nữ tuổi ngoài 60.
Tuổi 60, cái lứa tuổi mà theo mọi người là đã hết cuộc đời nhưng với người bà của tôi thì mới như đi qua hai phần ba thôi. Thân hình cao lớn chứ không hề nhỏ nhắn như độ tuổi của bà, có thể chở hàng chục ký hàng trên xe băng qua vài mươi cây số để buôn bán. So với cái tuổi đang phơi phới sức lực của tôi, khi ấy thì quả thực tôi còn thua kém nhiều lần.
Ba mẹ tôi làm việc trong thành phố, tiền lương ít khiến tôi không thể gắn bó cùng ba mẹ trong suốt tuổi thơ. Và trong hoàn cảnh khó khăn ấy, mẹ tôi đành phải gửi gắm tôi về quê, nơi chôn nhau cắt rốn của mẹ, nơi đó có người bà luôn yêu thương con gái và đau lòng đứa cháu ngoại của mình.
Tôi sống cùng bà trong 18 năm và chỉ đến khi bước chân vào ngưỡng cửa Đại học, tôi đành tạm thời nói lời tạm biệt ngoại để đi tiếp con đường học vấn của mình với mong ước sau này sẽ thành công để báo hiếu cho bà.
Ngày bước lên chuyến xe để đi thành phố, bà đứng dưới dặn dò nhiều thứ, tôi không biết mình có nghe hết lời bà nói hay không nữa, trái tim như có gì đó bóp nghẹt.
Tôi thẫn thờ ngồi trên hàng ghế cạnh cửa sổ, chiếc xe cứ lăn dần về phía trước, từng giây rồi từng phút nhìn ra ngoài, lướt qua biết bao nhiêu thứ, nước mắt cứ thế tuôn trào. Trong khoảnh khắc ấy, tôi chợt nhận ra rằng, mình đã rời xa vòng tay bà thật rồi.
Tôi cứ nghĩ bốn năm rồi sẽ qua nhanh thôi, việc bây giờ tôi cần làm là cố gắng từng ngày để hoàn thành thật giỏi việc học tập của mình ở Đại học như 12 tôi đã làm tốt khi ở với bà.
Năm học đầu tiên tôi sắp xếp về hai lần, kỳ nghỉ hè và lễ Tết Nguyên đán. Tết năm ấy bà không còn khỏe như mọi năm, bà ho nhiều và thường bị cảm cúm, như có một dự cảm chẳng lành nhưng tôi chẳng dám nghĩ nhiều, chỉ biết mua thuốc cho bà uống để bà được khỏe hơn.
Kỳ nghỉ cũng kết thúc và tôi tiếp tục quay lại với nhiệm vụ học hành của mình, trước khi đi tôi đứng trước bàn thờ ông bà tổ tiên cầu mong cho ngoại của tôi hãy luôn thật mạnh khỏe. Thế nhưng cuộc sống luôn là vậy, sinh lão bệnh tử là chuyện thường tình ở đời, dù chúng ta muốn hay không thì cũng phải đối mặt với điều đó.
Tôi nhớ như in ngày hôm ấy, tôi ngồi trên xe buýt thành phố để lên trường ký kế hoạch một hoạt động tổ chức cho khoa. Khi tôi chuẩn bị xuống trạm chờ, một cuộc điện thoại vang lên từ mẹ, thông báo về bệnh tình của ngoại mà có lẽ tôi ít nhiều tôi cũng đoán được trong suốt hai tháng ngoại vào viện vì ho quá nhiều.
Thật ra không phải là tôi ngốc nghếch mà là không dám tin và cũng không muốn tin rằng, ngoại mắc bệnh hiểm nghèo, cơ hội cứu chữa gần như bằng không ở tuổi của bà. Ngồi phịch xuống ngay trạm chờ trước cổng trường, tôi đã khóc, khóc khi mình hiểu đã quá rõ ràng, bởi vì nỗi đau cứ âm ỉ trong lòng, muốn dừng cũng không thể.
Và chỉ sau đó hai tháng, ngoại đã về đất với vòng tay của đất mẹ, ngoại đã không còn đau đớn, không còn sợ hãi, mọi thứ đã trở nên dễ dàng với ngoại hơn rồi.
Từ ngày hôm đó, hình bóng của ngoại đã trở thành một phần ký ức tôi sẽ mang theo suốt cả cuộc đời của mình.
Mất đi không phải là kết thúc vì những người thân yêu, tình thương sẽ luôn hiện hữu, nên dù ngoại có ở bên cạnh tôi hay không thì sự ấm áp luôn còn đó, chỉ là ngoại yêu thương tôi quá nhiều, hy sinh cho tôi quá lớn thế nhưng bản thân ở thời điểm đó lại không thể mang đến cho ngoại một cuộc sống tốt đẹp như lời hứa với lòng khi ngoại còn sống.
Nỗi ân hận, sự nuối tiếc đến tột cùng vẫn luôn âm thầm nằm sâu trong tiềm thức tôi cho đến tận ngày hôm nay.
Những ký ức về ngoại như một thước phim quay chậm, vẫn đều đều phát đi phát lại trong đầu tôi, sự nhớ nhung, thương yêu chính là chất liệu chắp vá nên những mảnh phim vô cùng chân thực ấy. Muốn ôm thì ngoại đã không còn hiện hữu để cho tôi cơ hội, muốn nói lời yêu thương thật nhiều cũng chẳng còn ai nghe thấy được nữa.
Miền ký ức về ngoại tôi xin giữ lại cho riêng mình, để những lần phải song hành với thử thách, tôi sẽ dành vài phút tìm lại trong khung trời ấy hình ảnh người bà vẫn luôn động viên, ủng hộ và thương yêu tôi ở một nơi nào đó thật xa nhưng hạnh phúc.
© ViVi - blogradio.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Bát canh cua đồng mẹ nấu Thứ Tư, 04/11/2020, 17:15
- Gửi người con thương Thứ Tư, 04/11/2020, 17:00
- Tháng mười năm đó, em không tìm lại được nữa rồi Thứ Tư, 04/11/2020, 10:00
- Một chút bình yên giữa tháng 11 bộn bề Thứ Tư, 04/11/2020, 09:01
- Nếu em được lựa chọn một lần nữa Thứ Tư, 04/11/2020, 09:00
- Chuyện chép ở bệnh viện Thứ Ba, 03/11/2020, 19:00
- Ngày em trở thành cô giáo Thứ Hai, 02/11/2020, 11:15
- Ngày người thương thành lạ Thứ Hai, 02/11/2020, 11:01
- Món quà cuối cùng của người mẹ Thứ Hai, 02/11/2020, 11:00
- Nhớ lắm mùi vị quê hương Thứ Hai, 02/11/2020, 09:00
- Liệu có đúng: Khi ta trở nên tốt lên ta sẽ tìm được người tốt hơn? Thứ Sáu, 30/10/2020, 09:11
- Nhà - Nơi gác lại những bão giông phía sau cánh cửa Thứ Sáu, 30/10/2020, 09:07