Nghiện yêu? Và liệu bạn có thể rời bỏ một người? Thứ Năm, 11/08/2022, 00:00
Sự hưng phấn, hỗn loạn và khó buông bỏ có dẫn đến tình trạng nghiện yêu và hội chứng cai nghiện không? Các chuyên gia cùng với những nghiên cứu sẽ có thêm nhiều lời giải thích khác cho điều này.
Một số chuyên gia đã cho biết sự tồn tại của “chứng nghiện yêu” được định nghĩa đơn giản là việc theo đuổi tình yêu bất chấp dù cho những hậu quả gây tổn hại có thể xảy ra. Các hội chứng rời khỏi một người cũng có thể xảy ra.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý rằng bạn có thể bị nghiện tình yêu, và ý tưởng về chứng này vẫn còn gây tranh cãi.
Nghiện yêu là gì?
Nghiện yêu là sự thôi thúc mãnh liệt để trải nghiệm tình yêu, bất chấp điều này khiến bạn bị tổn thương hay đem đến nhiều thách thức.
Nhưng, bạn có thể bị nghiện tình yêu? Không, theo định nghĩa lâm sàng chính thức về nghiện cho bạn biết rõ hơn điều đó.
Sổ tay Thống kê và Chẩn đoán về Rối loạn Tâm thần, ấn bản thứ 5 (DSM-5) không còn coi nghiện là một chẩn đoán. Thay vào đó, nó đề cập đến chứng rối loạn sử dụng chất gây nghiện (SUD) .
Về cơ bản, rối loạn này liên quan đến việc sử dụng chất kích thích không thể kiểm soát, ngay cả khi việc bạn sử dụng chúng khiến chúng gây hại cho bạn hay những người khác trong cuộc sống của bạn.
Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng nghiện xảy ra khi việc sử dụng chất kích thích liên tục ảnh hưởng đến cách hoạt động của não, thúc đẩy nhu cầu và thay đổi trong hành vi, học tập và trí nhớ.
Chẳng có bằng chứng cho rằng cơ thể và não bộ của bạn có thể bị nghiện tình yêu.
Nếu không thể nghiện yêu, bạn có thể tự hỏi tại sao có thể tìm thấy các chuyên gia trị liệu để xử lí nó.
Hmm, điều này có thể xảy ra một phần ít bởi một số chuyên gia vẫn đang nghiên cứu và chịu trách nhiệm cho khái niệm nghiện yêu bằng sự hiểu biết về sinh học của tình yêu
Khi yêu, bạn sẽ được kích thích giải phóng dopamine và các tín hiệu hóa học khác trong não của bạn sẽ xuất hiện, kích hoạt các hệ thống của mối liên hệ với sự thưởng phạt liên quan đến việc sử dụng chất kích thích. Hay đơn giản hơn rằng tình yêu khi nghiện có thể khiến bạn cảm nhận được những cảm giác, hành động cứ như những người tiếp xúc và trải nghiệm với các chất gây nghiện như rượu hoặc ma túy.
Xúc cảm được tưởng lệ của chính sự hưng phấn của tình yêu, bởi niềm đam mê và khoái cảm của những gần gũi về thể xác, điều đó chỉ càng làm tăng mong muốn tìm kiếm lại nó một lần nữa.
Kết quả mà những xúc cảm ấy dẫn đến các hành động được tạo ra khiến con người dẫn đến những tương tự về những hành vi liên quan đến chứng nghiện.
Hãy xem xét các tình huống sau:
-
Bạn vẫn còn yêu người yêu rất nhiều thế nhưng sợi dây liên kết giữa bạn và họ đã thực sự đứt vì thế cuộc tình bạn đã kết thúc.. bạn đã chia tay. Và thật tệ khi đó chính là chiếc đòn bẩy để khiến bạn thấy rằng khi không có họ cuộc sống thật vô nghĩa. Vì vậy, bạn liên tục nhắn tin, gọi điện và ghé qua nhà họ để gặp họ, kể cả sau khi họ yêu cầu bạn hãy dừng lại.
-
Bạn vừa có người yêu mới. Với mong muốn được họ quan tâm đã thúc đẩy bạn hành động thật điên rồ như thường xuyên bỏ ngang công việc, tiêu nhiều tiền hơn khả năng chi trả cho các bữa ăn của chính bạn chỉ để mua quà tặng và mơ mộng về họ gần như bất cứ lúc nào ngay cả khi không ở bên nhau.
-
Bạn đang yêu một người trong mối quan hệ một vợ một chồng. Dần dần cuộc tình trở nên có gì đó không đúng, hay bạn biết người mình yêu đang lừa dối mình và bạn biết bạn phải chủ động thoát khỏi nó, thế nhưng bạn cứ thấy mình quay trở lại rồi tiếp tục trong mối quan hệ này với họ hết lần này đến lần khác.
Nhớ kĩ rằng, không có chẩn đoán chính thức nào về chứng nghiện yêu. Điều đó cho thấy rằng, bất kỳ hành vi nào trong số các ví dụ trên chắc chắn đáng để một nhà trị liệu cần phải nghiên cứu nó.
Một số dấu hiệu khác có thể bạn đang gặp phải hội chứng nghiện yêu
Một bài báo năm 2018 đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về chứng nghiện quan hệ và tình yêu, bao gồm những điều sau:
-
Bạn không thể dừng hành động hoặc ngăn cản mình tiếp xúc với người đó.
-
Hầu hết thời gian của bạn là để suy nghĩ về họ và tương lai có thể xảy ra với nhau.
-
Bạn có mong muốn hoặc thôi thúc mạnh mẽ để duy trì kết nối, ngay cả khi họ chẳng cảm thấy giống bạn.
-
Những cảm xúc lãng mạn của bạn và việc theo đuổi chúng đã ảnh hưởng và gây ra nhiều rắc rối cho bạn ở cơ quan, trường học hay ở nhà.
-
Cảm xúc yêu của bạn khiến bạn dường như bỏ quên, mặc kệ khỏi những người khác và buông bỏ, quên đi những sở thích thường ngày của mình.
-
Bạn muốn duy trì mối quan hệ ngay cả khi nó được cảnh báo red flag hay họ đối xử không tốt với bạn.
-
Bạn vi phạm pháp luật hoặc đi ngược lại các giá trị đạo đức của mình chỉ để giữ kết nối hoặc duy trì mối quan hệ.
-
Bạn cố gắng nỗ lực giảm bớt những cảm xúc tiêu cực mà bạn trải qua và lấy lại cảm giác hưng phấn của tình yêu thuở ban đầu, chia tay và quay lại với nhau hoặc cố gắng thúc đẩy cam kết của mình tạo ra bằng cách chuyển đến sống cùng nhau hoặc đính hôn.
-
Bạn cố gắng để nhìn thấy họ khi bạn cảm thấy thấp thỏm, lo lắng, hoặc cần được trấn an.
Bạn có thể "cai nghiện" một người?
Có thể bạn sẽ cai nghiện một người hoặc một mối quan hệ nếu bạn gặp một số dấu hiệu nghiện tình yêu đã được nêu trên.
Xét riêng về việc sử dụng chất kích thích, việc cai nghiện sẽ xảy ra nếu bạn ngừng sử dụng một chất kích thích độc hại nào đó sau một thời gian sử dụng. Các quá trình hoạt động của não và cơ thể sẽ bị thay đổi xấu nếu bạn sử dụng chúng thường xuyên, vì vậy bỏ thuốc lá đột ngột có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu, lạ lẫm của thể chất và cảm xúc khác nhau, tùy thuộc vào chất.
Quay trở lại câu hỏi chính rằng bạn có thể gặp phải các triệu chứng cai nghiện một người hoặc một mối quan hệ không?
Một số nghiên cứu cho thấy một tình yêu lãng mạn có thể liên quan đến một trải nghiệm hay bạn có thể rút được một ít hay nhiều kinh nghiệm từ trải nghiệm đó.
Việc cai nghiện tình yêu này có thể bao gồm:
-
khóc dai dẳng hoặc chảy nước mắt
-
năng lượng hao hụt và mệt mỏi
-
ngủ rất ít hoặc ngủ nhiều hơn bình thường
-
thay đổi cảm giác thèm ăn
-
cảm giác lúc nào cũng cô đơn
-
một mong muốn mãnh liệt hoặc "khao khát" có được tình yêu với người bạn yêu thương
-
nỗi thất vọng, lo lắng hoặc căng thẳng tột độ khi bạn xa họ
-
cảm giác đau buồn hoặc mất mát dữ dội
-
cáu gắt, lo lắng và những thay đổi liên tục khác trong tâm trạng
Tất nhiên, nếu bạn thực sự không nghiện yêu, thì cũng chẳng có lí do nào để bạn phải cai nghiện nó.
Hãy xem xét rằng tình yêu bao gồm những rủi ro như: bị từ chối, tình cảm không được đáp lại kéo theo sự đau khổ, và những rủi ro khác. Dường như tất cả mọi người cuối cùng sẽ phải đối mặt với một số đau khổ như một hệ quả tự nhiên của việc yêu.
Tiến sĩ Patrick Cheatham, một nhà tâm lý học ở Portland, Oregon, cho biết thà mô tả nỗi đau đó bằng cách cảm thấy bạn như đang cai nghiện yêu đương từ một người, suy nghĩ đó có thể giúp định hình về mặt đau buồn:
“Bất kỳ sự thay đổi nào trong cuộc sống đều có thể liên quan đến những nỗi đau bởi những gì đã bỏ lại phía sau, đặc biệt là sự kết thúc không mong muốn của một mối quan hệ . Cuối cùng chúng ta hãy chọn xử lý nó một cách đau buồn, thuật ngữ thật mờ nhạt mà tất cả chúng ta sử dụng, về cơ bản có nghĩa là thừa nhận mất mát đó, hiểu và đưa nó vào câu chuyện cuộc đời của bạn."
Ông nói thêm, có những cảm giác sẽ khó có thể hiểu hết. Khi đối mặt với sự mất mát hoặc thất bại trong tình yêu lại càng chứng tỏ nó có nhiều thử thách và sự đau khổ này có thể vẫn sẽ kéo dài mà thôi.
Tình yêu cũng có cơ sở tâm lý, vì vậy bạn không thể phủ nhận cảm giác tình yêu một cách rõ ràng về nó bằng một tiếng thở dài rằng "Đó chỉ là hormone."
Tình yêu lãng mạn bao gồm niềm say mê, tình cảm và sự chấp thuận từ cả hai, và bạn có thể theo đuổi những cảm xúc này, khôi phục lại những gắn bó đầu tiên từ thời thơ ấu của mình.
Theo thuyết gắn bó , mối quan hệ với cha mẹ hoặc những người chăm sóc bạn thời thơ ấu là chiếc đòn bẩy tạo ra các mối quan hệ trưởng thành của bạn.
-
Sự gắn bó an toàn thường mở đường cho các mối quan hệ lành mạnh hơn.
-
Mặt khác, những gắn bó lo âu hoặc đáng lo ngại có thể khiến bạn cố chấp vào tình yêu mặc kệ nó như thế nào.
“Những người có kiểu gắn bó lo âu - không an toàn thường trở nên bận tâm về tình trạng mối quan hệ của họ. Sự quan tâm của một người mà họ yêu, trong một mối quan hệ, khiến điều đó trở thành động lực quan trọng trong cuộc sống. Trong những trường hợp khắc nghiệt hơn, điều này có thể giống như một tình huống sinh tử” Cheatham giải thích.
Một số nhà nghiên cứu đã gọi tình yêu là một chứng nghiện tự nhiên trong lúc đang nhấn mạnh rằng nó không nhất thiết phải là một điều tồi tệ buộc phải trải nghiệm.
Khi một thứ gì đó cảm thấy tích cực và dễ chịu như tình yêu bỗng nhiên xuất hiện, và có thể hiểu rằng bạn muốn theo đuổi nó một lần nữa trong tình trạng bạn đã có nó và đã đánh mất nó. Đó là phản ứng tự nhiên của con người, cũng như đau buồn trước mất mát.
Cheatham còn lưu ý thêm những kỳ vọng cá nhân của bạn xung quanh các mối quan hệ cũng có thể ảnh hưởng đến
Giải thích rõ hơn từ anh: “Những câu chuyện xã hội về tình yêu và các mối quan hệ quá nhấn mạnh vào việc tìm thấy một người và giá trị của việc được cùng nhau hơn là độc thân. “Họ cũng lý tưởng hóa sự say mê và yêu sớm và họ cố phớt lờ công việc trần tục, vô nghĩa của các mối quan hệ thực tế.”
Các triệu chứng của tình trạng sức khỏe tâm thần có thể sẽ giống với các triệu chứng nghiện hoặc cai nghiện, đặc biệt trong bối cảnh bị vụt mất tình yêu hoặc bị từ chối tình cảm.
Cheatham nói rõ hơn về sự lo lắng rằng chẳng hạn thường liên quan đến việc suy nghĩ lại hoặc lặp đi lặp lại những suy nghĩ tiêu cực .
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng có thể liên quan đến sự chú ý vào người yêu lãng mạn hoặc nhu cầu tìm kiếm sự trấn an lặp đi lặp lại về mối quan hệ. Điều này đặc biệt đúng đối với OCD mối quan hệ .
Những thách thức về sự gắn bó cũng có thể khiến bạn phải tìm kiếm những người bạn đời mặc cho họ chẳng có tình cảm với bạn.
Cũng như thế, nếu bạn từng bị bỏ rơi hoặc bị lợi dụng trong quá khứ, bạn có thể luôn bị hút vào các mối quan hệ độc hại, lạm dụng hoặc không lành mạnh, bất chấp nỗi đau mà chúng gây ra.
Có thể bạn sẽ phải gặp bất kỳ trường hợp nào ở trên, cùng với các chứng đau khổ khác liên quan đến mối quan hệ mà không có bất kỳ chẩn đoán sức khỏe tâm thần cụ thể nào.
Một nhà trị liệu dày dặn kinh nghiệm, giàu lòng trắc ẩn có thể giúp bạn tìm hiểu cách giải quyết nỗi đau khổ liên quan đến mối quan hệ đó.
Tâm lý trị liệu cung cấp một không gian an toàn để trò chuyện thông qua các mục tiêu của mối quan hệ và khám phá các kỹ năng để xây dựng các cam kết bền vững và lành mạnh cho bạn. Bạn cũng có thể học cách quan tâm nhu cầu cá nhân và kết nối lại với chính mình chỉ cần bạn biết yêu bản thân.
Vun đắp một mối quan hệ bền chặt với bản thân luôn là điền xứng đáng, cho dù bạn đang yêu hay không.
Cheatham cũng khuyến nghị bạn hãy chữa lành những nỗi đau đó bằng cách:
-
Hãy chia sẻ cảm xúc của bạn với một người bạn tin tưởng
-
Tôn trọng cảm xúc của bạn với những nghi thức cá nhân khi đang trải qua nỗi đau
-
Chuyên chú vào những điều bạn thích và cuộc sống của chính bạn
-
Dành thời gian để tìm hiểu và kịp thời điều chỉnh trong các mối quan hệ cá nhân, vì điều này có thể khiến bạn tỉnh táo hơn trong các mối quan hệ tương lai
Nghiện yêu không phải là một thuật ngữ chẩn đoán lâm sàng và cũng không phải là cai nghiện tình yêu. Còn nữa bạn vẫn có thể trải qua cảm giác và suy nghĩ về một người hoặc mối quan hệ giống với các triệu chứng nghiện và cai nghiện.
Một nhà trị liệu về mối quan hệ có kinh nghiệm có thể sẽ không coi những thách thức trong gắn bó hoặc mối quan hệ đau khổ như “chứng nghiện tình yêu”, nhưng sự hỗ trợ từ họ vẫn có thể giúp bạn chữa lành và phục hồi một cách lâu dài.
Dịch giả: Minh Châu( ngocha) - Nguồn: Tâm lý học tuổi trẻ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- Phụ nữ, yêu cả đời, hết mình cả đời, chỉ để mong đổi lấy cảm giác an toàn Thứ Ba, 09/08/2022, 00:00
- 8 bí quyết giúp tình yêu trở nên sâu đậm hơn Thứ Ba, 09/08/2022, 00:00
- Khi người bạn yêu không yêu bạn Thứ Hai, 08/08/2022, 00:00
- Tại Sao Tình Yêu Là Điều Bạn Phải Lựa Chọn Mỗi Ngày? Thứ Hai, 08/08/2022, 00:00
- Não ra sao khi ta “thăng hoa” trong cuộc yêu? Thứ Sáu, 05/08/2022, 11:00
- Aftercare - Bí quyết để tránh cuộc yêu “đầu voi đuôi chuột” Thứ Sáu, 05/08/2022, 09:00
- Những công thức bí mật của tình yêu và hôn nhân Thứ Năm, 04/08/2022, 00:00
- Khi nào không nên cho nửa kia cơ hội thứ hai Thứ Năm, 04/08/2022, 00:00
- Vì sao chúng ta thường thích những người mà chúng ta hay gặp Thứ Tư, 03/08/2022, 00:00
- Sự thật về tình yêu dưới góc nhìn khoa học Thứ Ba, 02/08/2022, 00:00
- Có hay không tình yêu "từ cái nhìn đầu tiên"? Thứ Hai, 01/08/2022, 00:00
- Sự khác biệt về tình yêu thương Thứ Năm, 28/07/2022, 00:00