Nghiện nặn mụn: Sở thích kỳ lạ hay hội chứng bệnh? Thứ Tư, 29/12/2021, 17:00
Xung quanh bạn hẳn sẽ có những người nghiện nặn mụn, họ không chỉ thích tự nặn mụn cho mình mà còn muốn nặn mụn cho người khác. Nhìn thấy mụn nhưng không được nặn sẽ khiến họ bức bối, khó chịu. Khi nặn cồi mụn ra rồi, họ sẽ có cảm giác cực kỳ thỏa mãn. Vậy biểu hiện này chỉ là một sở thích quái lạ hay hội chứng bệnh tâm lý cần phải điều trị?
Những điều cần biết về chứng nghiện nặn mụn
Thích nặn mụn và nỗi ám ảnh tâm lý bất thường
Ban đầu, những người thích nặn mụn đơn giản chỉ “ngứa tay” muốn loại bỏ những nốt mụn xấu xí trên da. Nhưng dần dần, hành động này đã trở thành thói quen của họ và việc nghiện nặn mụn là không thể tránh khỏi.
Mỗi khi một nốt mụn vừa hình thành trên da, ý nghĩ đầu tiên của họ là phải nặn cồi mụn ra càng nhanh càng tốt. Những suy nghĩ này thôi thúc họ soi gương liên tục để kiểm tra nốt mụn, sau đó bóp hoặc nặn thử một lần.
Hành động này có tần suất từ thưa thớt tới dày đặc. Lúc đầu, họ chỉ tự nặn mụn cho mình, sau đó là với những người xung quanh. Nếu không được nặn mụn, họ sẽ xuất hiện cảm giác lo âu, bồn chồn không yên. Thậm chí cả ngày họ chỉ suy nghĩ đến việc làm sao để kéo nhân mụn ra khỏi trên da.
Một khi đạt được mục đích của mình, họ sẽ cực kỳ sung sướng và thoải mái như đạt đến khoái cảm lạ kỳ. Mọi sự bức bối, chán chường trước đó cũng sẽ tan biến đi mất.
Đến đây, hành động và biểu hiện này không còn là một sở thích “khác người” nữa. Chúng đã bị biến thành nỗi ám ảnh tâm lý vô hình. Các chuyên gia tâm lý cho rằng những người này đang mắc phải hội chứng Skin – picking disorder (hội chứng rối loạn hành vi gây tổn thương da).
Hội chứng rối loạn hành vi gây tổn thương da là gì?
Theo phiên bản thứ năm của Cẩm nang Chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần (DSM-5), hội chứng rối loạn hành vi gây tổn thương da (Skin – picking disorder hay excoriation disorder) còn được gọi chứng ghiền nặn gãi da, là một dạng thuộc nhóm hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Hội chứng này cũng được phân loại vào nhóm bệnh tâm lý có các biểu hiện rối loạn hành vi trùng lặp tập trung vào cơ thể.
Dấu hiệu “nghiện nặn mụn” biến thành hội chứng tâm lý nguy hiểm
1. Biểu hiện
Trong một báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên NCBI, rối loạn hành vi gây tổn thương da là một hội chứng khá phổ biến, ước tính tỷ lệ mắc phải từ 1,4 – 5,4%. Hội chứng này thường gặp ở nữ giới hơn nam giới. Chúng xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt là thời kỳ dậy thì.
Như những chia sẻ ở trên, khi da bắt đầu bị nổi mụn cũng là lúc câu chuyện bắt đầu. Lúc này, việc không điều trị mụn đúng cách, nặn mụn sai cách sẽ khiến nốt mụn tệ hơn. Thêm vào đó, việc ít tham gia các hoạt động ngoài trời và luyện tập thể thao, suốt ngày ở nhà xem tivi, máy tính sẽ khiến họ càng ngày càng buồn chán và dễ cảm thấy mệt mỏi.
Rối loạn hành vi gây tổn thương da là một hội chứng khá phổ biến.
Khi ấy, áp lực tâm lý khiến việc “nghiện nặn mụn” dễ xảy ra và dần biến chứng. Họ sẽ chẳng còn để tâm nốt mụn đã chín hay chưa, có dễ bị nhiễm trùng vết thương hay không. Họ chỉ lặp đi lặp lại việc cạy, bóp, cào hoặc chọc rách nốt mụn để nặn nhân mụn ra khỏi da.
Biểu hiện trầm trọng của hội chứng này là họ không chỉ nặn mụn thôi mà còn gây tổn thương ở cả các vùng da khỏe mạnh. Tần suất thực hiện hành động này sẽ ngày càng nhiều và khó kiểm soát.
2. Hậu quả
Ở các trường hợp nặng, chúng bắt đầu chiếm phần lớn thời gian trong ngày của họ, có thể khiến họ đi học hoặc đi làm muộn. Trong một số trường hợp sẽ khiến họ bỏ qua những cơ hội phát triển bản thân và tham gia các hoạt động xã hội lành mạnh.
Di chứng để lại có thể bao gồm nhiễm trùng da, lở loét vết thương, sẹo hay các biến dạng nghiêm trọng tại các bộ phận bị gây tổn thương. Các di chứng về tâm lý để lại cũng khác nhau, họ sẽ sinh ra chứng rối loạn lo âu xã hội hoặc luôn cố lẩn tránh các hoạt động hay tình huống làm lộ vùng da bị tổn thương.
Phương pháp điều trị rối loạn hành vi gây tổn thương da
Hội chứng rối loạn hành vi gây tổn thương da là một bệnh tâm lý nên quá trình điều trị khá phức tạp. Các bác sĩ thường ưu tiên các phương pháp trị liệu tâm lý hơn là sử dụng thuốc. Liệu pháp nhận thức – hành vi và liệu pháp “đảo ngược thói quen” là hai phương pháp trị liệu tâm lý được đề xuất để điều trị hội chứng này.
1. Liệu pháp nhận thức – hành vi
Liệu pháp nhận thức – hành vi (Cognitive behavior therapy – CBT) là một phương pháp trị liệu tâm lý giúp cải thiện sức khỏe tâm thần bằng cách thay đổi và xóa bỏ những suy nghĩ, hành vi và thói quen tiêu cực.
Các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ đề nghị những người thường có hành động gây tổn thương da để phản ứng lại việc căng thẳng, lo âu hoặc buồn chán bằng việc chơi rubik, bóp quả bóng cao su, vẽ tranh hoặc đan móc len.
Với những người luôn gây tổn thương da trong vô thức, họ nên đeo bao tay để tránh các tổn thương trên da và giảm khao khát muốn nặn mụn.
2. Liệu pháp “đảo ngược thói quen”
Liệu pháp “đảo ngược thói quen” (Habit reversal therapy – HRT) giúp nhận thức các rối loại hành vi và giúp họ tự chủ động tạo ra những hành động chống lại sự thôi thúc gây tổn thương da.
Hiện nay, đôi khi một số thuốc điều trị tâm thần sẽ được sử dụng để điều trị hội chứng rối loạn hành vi gây tổn thương da. Tuy nhiên, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) vẫn chưa chấp nhận bất kỳ loại thuốc nào để chỉ định cho riêng hội chứng này.
Vì nhiều lý do khác nhau có thể khiến một người bắt đầu nghiện nặn mụn rồi biến chứng thành rối loại hành vi gây tổn thương da. Nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm, di chứng để lại sẽ vô cùng nặng nề cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bạn hãy trang bị tốt cho mình kiến thức về chăm sóc da và điều trị mụn đúng cách. Bạn cũng nên giữ tinh thần vui vẻ và thoải mái, không tự tạo áp lực cho bản thân và tránh các tác nhân gây căng thẳng thần kinh. Bên cạnh đó, nếu thấy một trong những người xung quanh đang có các dấu hiệu mắc phải hội chứng này, bạn nên trò chuyện, khuyên nhủ nhẹ nhàng và đề nghị họ đến gặp bác sĩ để được điều trị tốt nhất.
Theo HelloBacsi
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00
Các tin khác
- Trần Trọng Hiếu: “Tôi có sự điên rồ của mình” Thứ Hai, 06/12/2021, 00:00
- Daos501: “Graffiti được công cộng hóa không còn là graffiti nữa” Thứ Hai, 06/12/2021, 00:00
- Sự thật về những "tình bạn độc hại" Thứ Ba, 23/11/2021, 15:46
- Người trẻ sợ "mở cửa trái tim", chọn sống độc thân Thứ Tư, 10/11/2021, 16:00
- Làm thế nào để thoát khỏi "bóng ma" áp lực đồng trang lứa? Thứ Tư, 03/11/2021, 15:00
- 5 bài tập thư giãn trước máy tính Thứ Ba, 02/11/2021, 15:00
- Đã đến lúc bình thường hóa việc nam giới mặc váy! Thứ Tư, 27/10/2021, 15:00
- Gen Z và "nỗi ám ảnh" mặc trùng đồ trên mạng xã hội Thứ Ba, 26/10/2021, 14:00
- Bạn có đang trải qua 'hội chứng sợ ngày chủ nhật'? Thứ Tư, 20/10/2021, 15:00
- MUỐN NHANH THÌ CỨ TỪ TỪ Thứ Ba, 07/09/2021, 16:00
- Ấn tượng ban đầu có quan trọng không? Thứ Ba, 07/09/2021, 14:00
- Cách trả lời những câu hỏi "hóc búa" của con về tình dục Thứ Tư, 01/09/2021, 15:19