Nếu tinh hoàn bị chấn thương… Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Đừng chần chừ không gặp bác sĩ khi tinh hoàn bị chấn thương
Ngàn lẻ một lý do tinh hoàn bị chấn thương
Mặc dù chuyện đã xảy ra đến nay đã hai tháng, nhưng Vinh vẫn không thể quên cái buổi chiều định mệnh ấy. Hôm đó, như đã hẹn, sau khi đi học về, Vinh nhanh chóng chạy ra sân bóng cuối xóm, cùng các chiến hữu “so giầy” với đối thủ làng bên. Trận đấu này ảnh hưởng trực tiếp đến danh dự của cả đội tuyển xóm, nên dù rất bận rộn cho kì thì học kì sắp tới, Vinh vẫn cố gắng sắp xếp chu toàn mọi việc để có thể góp mặt. Sẽ chẳng có gì để nhớ về trận bóng hôm đó nếu như đội bóng xóm Vinh không bị nhận một quả phạt đền quái ác. Thay vì nhằm về hướng khung thành để sút, cầu thủ đội bạn vì mất đà, đã đá chệch quả bóng sang phía Vinh, nhằm thẳng hướng “cậu nhỏ” của Vinh mà hạ cánh, khiến gương mặt vốn đã căng thẳng của cậu trở nên tái mét. Nằm vật xuống dưới sân và ôm chặt lấy “vùng kín”, lúc đấy, Vinh thấy mọi thứ xung quanh quay cuồng rồi tối sầm lại. Ngay lập tức, xe cấp cứu được gọi đến vì dường như mọi người có mặt tại trận đấu hôm đó đều nhận ra rằng rất có thể “vùng kín” của Vinh đã bị tổn thương nghiêm trọng vì lực tác động quá mạnh của quả bóng kia. Tại phòng cấp cứu của bệnh viện đa khoa tỉnh, Vinh được chuẩn đoán: “vỡ tinh hoàn” - một kết luận khiến tất cả rụng rời.
Cũng nhập viện khẩn cấp trong tình trạng tương tự Vinh, nhưng lí do khiến tinh hoàn của Tuấn - một người đồng tính nam, bị vỡ chẳng phải do một cú đá định mệnh hay bất kì nguyên nhân khách quan nào, mà bởi chính bản thân Tuấn đã tìm cách huỷ hoại “bình chứa dầu” của mình. Theo lời kể của Tuấn, vì chán ghét cơ thể nam nhi của mình, vì muốn được sống với thân hình của một cô gái, anh đã quyết định dùng tay bóp thật mạnh vào tinh hoàn với hi vọng mong manh: mất tinh hoàn, mất bộ phận “quý giá” của nam nhi, anh có thể biến thành phụ nữ mà không biết rằng việc chuyển đối giới tính phức tạp hơn thế rất nhiều, chứ không phải chỉ trong chớp mắt, sau một hành động nông nổi, gây chấn thương cho chính mình.
Vỡ tinh hoàn ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?
|
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa những người bị vỡ tinh hoàn sẽ rơi vào tình trạng vô phương cứu chữa. Bởi lẽ, nếu được chữa trị càng sớm càng tốt trong vòng 72 giờ, tỉ lệ phải cắt bỏ tinh hoàn sẽ giảm từ 55,5% xuống còn 7,4%. Thực tế cũng chỉ ra, rất nhiều người dù bị vỡ cả hai tinh hoàn nhưng nếu được điều trị kịp thời và phục hồi tốt vẫn duy trì được việc sản xuất tinh trùng
Nhiều người cho rằng, sau khi tinh hoàn bị vỡ, khả năng ung thư tinh hoàn của các XY sẽ rất cao, nhưng đến hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh được quan niệm này là đúng đắn. Vì vậy, nếu không may “bình chứa dầu” của bạn, vì một lý do nào đó bị bể, cũng đừng hoang mang, tự hù doạ bản thân với những lời doạ dẫm vô căn cứ này nhé!
Như vậy, để hạn chế những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra khi vỡ tinh hoàn, các XY hãy nhanh chóng nhập viện nếu có dấu hiệu sưng, đau buốt sau khi “vùng kín” bị xâm hại. Đừng vì xấu hổ, ngại ngùng, sợ bị đánh giá mà chậm trễ đến gặp bác sĩ, bạn nhé!
Phương Vi
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00