Nam giới dùng đậu nành có yếu sinh lý? Thứ Ba, 28/02/2023, 00:00
Tôi 23 tuổi, cao 177 cm, nặng 58 kg, hơi ốm nên thường xuyên uống ngũ cốc. Tôi nghe nói nam giới sử dụng thực phẩm chứa đậu nành sẽ gây yếu sinh lý và vô sinh? (Anh Kiệt, TP HCM)
Trả lời:
Thông tin về sữa đậu nành gây vô sinh hay yếu sinh lý có thể bắt nguồn từ nghiên cứu của Đại học Harvard, tháng 4/2008. Công trình này khảo sát 99 người (thu thập từ phòng khám sản khoa của Bệnh viện Đa khoa Masssachusetts), ghi nhận những ai tiêu thụ lượng thực phẩm từ đậu nành cao nhất thì có mật độ tinh trùng trung bình là 41 triệu con/ml, thấp hơn so với nhóm còn lại không sử dụng.
Tuy nhiên, ở nhóm có mật độ thấp hơn, hình thái và độ di động của tinh trùng không bị ảnh hưởng. Quan trọng là trong cả nghiên cứu, không nam giới nào bị vô sinh. Có lẽ đây là khởi nguồn cho câu chuyện rằng sữa đậu nành là "thủ phạm" gây vô sinh, dù các nhà khoa học không kết luận điều đó.
Đậu nành là thực phẩm giàu phytoestrogens, hay được gọi estrogen thực vật. Ở người, estrogen còn được gọi là nội tiết tố nữ. Phytoestrogen có thể hoạt động theo cách tương tự như estrogen được sản xuất trong cơ thể, nhưng với tác dụng yếu hơn. Phytoestrogen không chỉ có ở các sản phẩm đậu nành, mà còn tìm thấy ở trái cây như lê và các quả mọng nước, các loại rau như tỏi, hành tây, đậu, bắp cải và ngũ cốc.
Dẫu vậy, đậu phụ, nước tương và sữa đậu nành... vẫn chứa lượng phytoestrogen cao nhất so với các loại thực phẩm khác. Ngay cả khi loại bỏ đậu nành thì vẫn rất khó để loại bỏ hoàn toàn phytoestrogen khỏi chế độ ăn uống bình thường, vì chúng xuất hiện trong nhiều loại rau và trái cây kể trên.
Phytoestrogen ảnh hưởng sức khỏe nam giới thế nào?
Khi tiêu thụ thực phẩm chứa phytoestrogen, chất này sẽ gắn vào thụ thể estrogen và có thể gây suy giảm hoạt động estrogen chính trong cơ thể. Estrogen có vai trò quan trọng trong sinh sản của nam giới. Nồng độ estrogen quá cao có thể ảnh hưởng ham muốn và khả năng sinh sản của nam giới.
Nhiều nghiên cứu cho thấy phytoestrogen có tác động kháng estrogen vì chúng gắn kết vào thụ thể estrogen, khiến các estrogen chính này không hoạt động.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, phytoestrogen có vẻ không gây ảnh hưởng đến nồng độ testosterone ở nam giới. Một nghiên cứu lớn của Đại học Minnesota, Đại học Trung tâm y khoa Rochester và Đại học Loma Linda ghi nhận uống sữa đậu nành cũng như các sản phẩm từ đậu nành không gây ảnh hưởng lên cả nồng độ testosterone toàn phần và lượng testosterone hoạt tính sinh học trong cơ thể. Theo nghiên cứu này, isoflavone cũng không liên quan đến vô sinh ở nam giới, giúp "minh oan" cho đậu nành về việc ảnh hưởng khả năng giường chiếu.
Nhiều nghiên cứu về tác động của đậu nành lên sức khỏe sinh sản cũng như sinh lý của nam giới chưa hoàn toàn thống nhất. Một công trình khác cho thấy việc một người đàn ông ăn nhiều thực phẩm từ đậu nành không liên quan đến kết quả điều trị thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tiêu thụ đậu nành trước khi điều trị IVF cũng không liên quan đến tỷ lệ thụ tinh, cấy ghép hoặc mang thai. Điều này cho thấy đậu nành có thể có ít hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng tổng thể của một người đàn ông.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng không đưa ra khuyến cáo nào về việc nam giới cần hạn chế dùng đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành.
Mặt khác, phytoestrogen trong đậu nành có những tác dụng có lợi khác như giảm nồng độ cholesterol, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, loãng xương.
Theo Bác sĩ Vũ Đức Công (Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- 7 điểm khác biệt giữa tình yêu chân thật và “cơn say nắng” nhất thời Thứ Sáu, 24/02/2023, 08:15
- Vì sao ta lại thích so đo với người khác? Thuyết so sánh xã hội giải thích Thứ Sáu, 24/02/2023, 08:00
- Cởi Mở: Lần đầu xem phim "ấy" với người yêu Thứ Sáu, 24/02/2023, 00:00
- Cởi Mở: Trằn trọc vì ai cũng biết tôi FWB với người yêu cũ Thứ Sáu, 24/02/2023, 00:00
- Cởi Mở: Lần đầu thử đồ chơi tình dục Thứ Sáu, 24/02/2023, 00:00
- Cởi Mở: Lần đầu làm tình ở nơi công cộng Thứ Sáu, 24/02/2023, 00:00
- Độ tuổi dậy thì của nữ giới là khi nào? Biểu hiện ra sao? Thứ Sáu, 24/02/2023, 00:00
- Căn bệnh gây rối loạn kinh nguyệt 8 năm, bụng to như bầu Thứ Tư, 22/02/2023, 00:00
- Giảm nguy cơ sinh con dị tật cho thai phụ tuổi tứ tuần Thứ Tư, 22/02/2023, 00:00
- Mẹ bầu ăn, kiêng gì khi tiểu đường và lượng sắt thấp? Thứ Tư, 22/02/2023, 00:00
- Tầm soát dị tật bẩm sinh từ phôi thai đến sơ sinh Thứ Tư, 22/02/2023, 00:00