NỮ GIỚI NHIỄM HPV ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN NHƯ THẾ NÀO? Thứ Hai, 04/12/2023, 00:00
HPV là loại virus lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến. Không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu mà virus HPV còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, làm giảm cơ hội có con ở những phụ nữ mắc bệnh. Vậy thực hư thông tin này ra sao, virus HPV ảnh hưởng đến sinh sản như thế nào?
1. Virus HPV gây ra những triệu chứng gì?
HPV (Human Papilloma Virus) là loại virus gây u nhú ở người và thường lây truyền qua đường tình dục hoặc tiếp xúc da kề da với người bệnh. Hiện có khoảng 100 chủng virus HPV khác nhau nhưng phần lớn chúng đều vô hại và không cần điều trị mà vẫn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong số đó có một vài chủng HPV có nguy cơ gây nhiễm trùng đường sinh dục và tăng nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.
HPV là virus lây truyền qua đường “yêu”.
Khi bị nhiễm virus HPV, nữ giới thường gặp phải một số triệu chứng như sau:
- Mụn cóc sinh dục: Là những nốt sần sùi, gây ngứa nhưng không đau và có khả năng tiết dịch. Những mụn cóc này thường xuất hiện ở âm hộ, trong âm đạo, trong cổ tử cung hoặc cũng có thể ở gần hậu môn.
- Mụn cóc: Triệu chứng này giống như những nốt sần sùi, gồ lên trên bề mặt da, thường xuất hiện trên bàn tay, ngón tay hoặc bàn chân, ngón chân, gót chân, mắt cá chân. Những mụn cóc thông thường này gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp với mọi người. Trong một số trường hợp, mụn cóc có thể gây đau đớn và chảy máu.
- Mụn cóc phẳng: Những nốt mụn này có đặc điểm phẳng, đầu hơi nhô cao và có thể mọc ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể. Nữ giới nhiễm virus HPV thường mọc mụn cóc phẳng ở chân.
2. HPV ảnh hưởng đến sinh sản ở nữ giới như thế nào?
Rất nhiều chị em lo lắng về việc nhiễm HPV ảnh hưởng đến sinh sản, khả năng mang thai của chị em. Dưới đây là những thông tin chi tiết giúp chị em giải đáp thắc mắc này:
- Nhiễm HPV có mang thai được không?
Mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người là khác nhau. Một số trường hợp không có triệu chứng và không hề hay biết mình nhiễm bệnh. Trong khi đó, một số trường hợp khác bệnh có thể gây ra triệu chứng và tiến triển thành ung thư. Phần lớn các chủng virus này không làm giảm khả năng sinh con của chị em.
Nhiều người lo lắng về HPV làm giảm khả năng mang thai
- Nhiễm HPV khi mang thai
Virus HPV không làm tăng nguy cơ gây sảy thai và nếu bị bệnh mẹ bầu rất khó lây truyền sang cho con. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm HPV từ mẹ trong quá trình sinh bằng đường âm đạo. Vì thế, mẹ bầu cũng không nên chủ quan.
Quá trình điều trị bệnh trong thai kỳ cũng có thể tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nên bác sĩ thường hoãn điều trị, chờ cho đến khi bà bầu sinh xong mới tiến hành xử lý các nốt mụn.
3. Phòng ngừa HPV bằng cách nào?
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị virus HPV, do đó chuyên gia khuyên chị em nên ưu tiên việc phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. Dưới đây là một số gợi ý về cách phòng ngừa virus HPV:
Tiêm vắc xin phòng ngừa virus HPV
- Tiêm phòng virus HPV: Trẻ em từ 9 đến 10 tuổi trở lên đã có thể tiêm phòng virus HPV. Nên tiêm đủ 3 liều vắc xin để có thể đạt được hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
- Phụ nữ từ 21 đến 65 tuổi nên thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ, tầm soát ung thư cổ tử cung để sớm phát hiện những vấn đề bất thường và kịp thời can thiệp, xử trí, tránh tối đa nguy cơ biến chứng.
- Trường hợp xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Nhiều trường hợp do chủ quan, không đi thăm khám sớm đã phải chịu những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
- Quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh, chẳng hạn như sử dụng bao cao su và chỉ nên quan hệ chung thủy với một bạn tình để tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm virus HPV và nhiều bệnh lý khác có thể lây truyền qua đường tình dục.
Theo Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Sinh Nguy Hiểm Không, BS Trả Lời Thứ Sáu, 01/12/2023, 15:00
- Rong Kinh Sau Sinh: Chuyện Thường Gặp Hay Bất Thường? Thứ Sáu, 01/12/2023, 14:00
- Điều Trị Vô Sinh Thứ Phát, Dễ Hay Khó? Thứ Sáu, 01/12/2023, 13:00
- 15 Dấu Hiệu Vô Sinh Sau Khi Phá Thai, Hệ Quả Khôn Lường Thứ Sáu, 01/12/2023, 13:00
- Chậm Kinh, Niêm Mạc Tử Cung Dày 16mm Có Thai Không? Thứ Sáu, 01/12/2023, 11:00
- Vô sinh có tinh trùng không? [Chuyên gia giải đáp] Thứ Năm, 30/11/2023, 15:00
- [ Tổng hợp ] 6 + vấn đề liên quan đến Đau lưng khi mang bầu Thứ Năm, 30/11/2023, 13:00
- Bà bầu ăn măng cụt được không? Thứ Năm, 30/11/2023, 13:00
- Cách chữa mụn khi mang bầu Thứ Năm, 30/11/2023, 12:00
- Mới hết kinh quan hệ luôn có thai không? Thứ Năm, 30/11/2023, 09:00
- TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Thứ Tư, 29/11/2023, 00:00
- GIANG MAI GIAI ĐOẠN 1 - NHỮNG TRIỆU CHỨNG ĐẶC TRƯNG Thứ Tư, 29/11/2023, 00:00