Một số lưu ý khi đặt vòng tránh thai Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Đặt vòng đúng cách đúng nguyên tắc và kiểm tra theo định kỳ là rất cần thiết
Trông Q già hơn nhiều so với cái ngoài tuổi đôi mươi của mình. Không thể ngờ được Q đã có chồng được gần 5 năm và có con đã hơn bốn tuổi.
Q đã lặn lội từ Bắc Giang xuống Hà Nội để chạy chữa tại bệnh viện Phụ sản Trung ương mong có được đứa con nỗi dõi tông đường cho nhà chồng. Mấy năm trước, sau khi vừa lấy nhau và có được một cô con gái, theo vận động của địa phương Q đã thực hiện đặt vòng để tránh thai. Do nghĩ kinh tế gia đình con khó khăn, hai vợ chồng lại còn quá trẻ nên cũng muốn kế hoạch vài năm để nuôi con và lo làm ăn.
Khi kinh tế khá hơn, con cũng được hơn ba tuổi, Q đi tháo vòng để sẵn sàng cho việc sinh con tiếp. Đã hơn nửa năm vợ chồng sinh hoạt thường xuyên mà Q vẫn chưa có thai. Do sốt ruột bởi sự mong muốn có con của cả gia đình, Q đã rất lo lắng.
Được chị gái dẫn tới bệnh viện Phụ sản Hà Nội Q mới ngớ người ra chị đã bị viêm nhiễm dính tắc vòi trứng nặng. Theo những lời kể của Q khi đi đặt vòng Q cũng đã có những dấu hiệu viêm nhiễm đường sinh sản nhưng do chủ quan nên việc đặt vòng vẫn được tiến hành. Sau khi đặt vòng Q cũng mải làm ăn không có điều kiện đi thăm khám phụ khoa nên tình hình viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn dẫn đến hậu quả như hiện nay.
Hiện nay Q đang được điều trị thông tắc vòi trứng hi vọng có thể có thai trở lại. Q rơm rớm nước mắt: “Cứ nghĩ có một đứa con là yên tâm về khả năng sinh sản của mình nào ngờ… Em mà không có con được thì em cũng không biết sẽ ra sao chị ạ”.
Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả, khá phổ biến nhất là ở vùng nông thôn. Nhưng qua câu chuyện này có thể thấy việc tiến hành đặt vòng như thế nào cho an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng còn là một điều đáng bàn.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng, phó khoa Điều trị tự nguyện, bệnh viện Phụ sản Hà Nội khi đặt vòng tránh thai cần lưu ý những điều sau:
Trước tiên, những người có ý định đặt vòng cần siêu âm để chắc chắn mình không có thai và khám phụ khoa để điều trị các viêm nhiễm nếu có.
Trước và sau khi đặt vòng cũng cần kiêng quan hệ tình dục từ một đến hai tuần để đảm bảo việc đặt vòng thành công.
Việc thăm khám phụ khoa định kỳ thường xuyên từ ba đến sáu tháng một lần là việc làm cần thiết (thăm khám phụ khoa giúp bạn có thể chắc chắn vòng tránh thai vẫn nằm đúng vị trí cần thiết cũng như chắc chắn bạn không bị viêm nhiễm đường sinh sản và trong trường hợp bị viêm nhiễm các bác sĩ có thể tháo vòng chuyển sang biện pháp tránh thai khác khi cần thiết).
Thảo Phương
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00