Mang bầu 8 tháng uống kháng sinh có sao không? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
Mang bầu 8 tháng uống kháng sinh có sao không là vấn đề rất nhiều mẹ bầu quan tâm? Bởi hầu hết mọi người đều lo lắng các chất có trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây.
1. Mang bầu 8 tháng uống kháng sinh có sao không?
Mang bầu 8 tháng uống kháng sinh có sao không là điều mà rất nhiều sản phụ cũng như người nhà quan tâm. Đa số đều lo lắng rằng bà bầu uống kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Trên thực tế, khi mang thai cơ thể người mẹ sẽ thay đổi rất nhiều và nguy cơ bị các viêm nhiễm hay nhiễm trùng cũng sẽ cao hơn bình thường. Đôi khi việc điều trị là bắt buộc và có một điều mà các mẹ cũng cần phải nắm được là không phải kháng sinh nào cũng gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Việc có cho bà bầu uống kháng sinh hay không và nếu uống thì nên uống kháng sinh nào cần có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Các bác sĩ khuyên rằng, đối với những trường hợp bị nhiễm trùng có liên quan đến virus mà mẹ bầu không nên dùng thuốc kháng sinh vì:
- Thứ nhất, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị với virus. Chỉ dùng kháng sinh nếu bệnh nhân có dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng.
- Việc lạm dụng kháng sinh thường xuyên không những không giúp khỏi bệnh mà còn gây tình trạng kháng thuốc dẫn đến những khó khăn trong quá trình điều trị về sau.
Bà bầu uống kháng sinh khi:
- Bị các bệnh lý nhiễm trùng trong quá trình mang thai có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng Streptococcus nhóm B.
- Viêm nhiễm đường hô hấp nặng như viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản... Việc ho nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi do tác động lên cơ hoành và vùng bụng của người mẹ khi ho.
2. Bà bầu uống kháng sinh nào an toàn?
Theo phân loại của Bộ Y tế dựa trên độ an toàn của kháng sinh, kháng sinh được chia làm 5 nhóm:
- Kháng sinh nhóm A: là nhóm thuốc an toàn cho phụ nữ có thai, ít gây nguy cơ có hại cho thai nhi ngay cả trong độ tuổi dưới 12 tuần tuổi.
- Kháng sinh nhóm B: nhóm bao gồm các thuốc tương đối an toàn với phụ nữ có thai như thuốc Augmentin, Penicillin...
- Kháng sinh nhóm C: là những thuốc có gây tác dụng phụ trên thai nhi dẫn đến dị tật thai kỳ, thậm chí tử vong. Các tác dụng không mong muốn này đã được chứng minh rõ trên các nghiên cứu thực nghiệm tiến hành ở động vật. Bởi vậy chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết và phải tư vấn trước cho sản phụ về những nguy cơ có thể xảy ra.
- Kháng sinh nhóm D: cũng tương tự như nhóm C, các thuốc nhóm D đã được chứng minh là có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nên chỉ dùng khi thật sự cần thiết.
- Kháng sinh nhóm X: nhóm này bao gồm các thuốc có gây hại cho thai nhi, các mẹ bầu không nên sử dụng. Nguy cơ bị dị tật bẩm sinh có thể xảy ra nếu mẹ bầu dùng nhóm thuốc này. Các dị tật thường gặp như não phẳng, tịt mũi sau, suy hô hấp ngay sau sinh, khuyết tật mắt, thoát vị cơ hoành, thiếu hụt chi sau, khuyết tật tim bẩm sinh, hở hàm ếch...
Các kháng sinh an toàn cho bà bầu được khuyến cáo sử dụng như Amoxicillin, Ampicillin, Augmentin, Cephalexin, Clindamycin, Erythromycin...
3. Một số kháng sinh không dùng được cho bà bầu
Uống thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến thai nhi có thể là lợi cũng có thể là hại.
Một số nhóm kháng sinh có thể gây hại cho thai nhi tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ có thai mà các mẹ bầu cần phải biết:
Nhóm thuốc Aminoglycosid gây điếc vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh
- Nhóm Aminoglycosid được chỉ định dùng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng tai mũi họng, nhiễm trùng màng não và ổ bụng, viêm phổi...
- Các thuốc nhóm Aminoglycosid bao gồm: Gentamicin, Neomycin, Amikacin, Streptomycin, Tobramycin...
- Ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ có thai hoặc những người đang có ý định mang thai: thuốc có thể làm tổn thương đến thận, gây độc cho tai của thai nhi dẫn đến tình trạng điếc không hồi phục. Do đó các mẹ cần tránh sử dụng khi mang thai.
Kháng sinh nhóm Quinolon
- Chỉ định điều trị nhóm thuốc này thường dùng trên các bệnh lý nhiễm khuẩn hệ tiết niệu sinh dục.
- Các thuốc bao gồm: Ciprofloxacin, Pefloxacin.
- Ảnh hưởng của thuốc với thai nhi: nhóm thuốc này có thể gây rối loạn sự phát triển hệ xương khớp của trẻ dẫn tới tình trạng trẻ không thể kiễng chân, bàn chân bị trong tư thế bàn chân chạm gót.
Nhóm kháng sinh Tetracyclin
- Thuốc Tetracyclin là kháng sinh được dùng trong điều trị các bệnh lý về đường ruột như đi ngoài do nhiễm E.coli, tả, kiết lỵ...
- Ảnh hưởng của thuốc với thai nhi: nghiên cứu thực tế lâm sàng cho thấy phụ nữ mang thai trên 7 tháng mà sử dụng Tetracyclin thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị hỏng men răng, ố răng, vàng răng.
Nhóm thuốc kháng sinh đường ruột Biseptol
- Biseptol là một thuốc kháng sinh đường ruột được dùng trong điều trị các trường hợp bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, người bị tiêu chảy nặng, người có triệu chứng của nhiễm độc thực phẩm, nhiễm E.coli...
- Thuốc gây cạnh tranh với acid Folic gây rối loạn chuyển hóa của vi khuẩn để từ đó tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, cũng vì điều này mà thuốc vô hình chung kháng luôn cả folic của cơ thể mẹ dẫn đến thiếu máu ở mẹ bầu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Nhóm thuốc kháng sinh chống nấm Ketoconazol
Ketoconazol là một biệt dược quen thuộc trong các đơn thuốc điều trị nấm đặc biệt trong nấm da, nấm móng và nấm tóc. Thuốc đặc biệt hiệu quả với hắc lào, lang ben.
Ketoconazole đã được chứng minh lâm sàng rằng có khả năng gây độc cho thai nhi, gây nguy cơ dị tật dính ngón tay cho bé. Ở những trường hợp bắt buộc phải điều trị nấm có thể cân nhắc việc sử dụng thay thế bằng thuốc Clotrimazol trên diện hẹp trong những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ.
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho bà bầu
Để an toàn cho mẹ bầu và cả thai nhi, khi bà bầu uống kháng sinh cần lưu ý một số điều sau:
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ hay những người có chuyên môn về y dược.
- Thuốc kháng sinh mặc dù đem lại nhiều lợi ích trong việc điều trị và dự phòng bệnh nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ có hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt có thể gây dị tật bẩm sinh, nguy cơ dọa sảy thai, sinh non... nên cần thận trọng khi sử dụng.
- Hiện nay, do quá lạm dụng kháng sinh, hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây cản trở cho quá trình chăm sóc và điều trị bệnh.
- Trong quá trình sử dụng kháng sinh, cần theo dõi sát những biểu hiện của cơ thể mẹ và thai để phát hiện kịp thời những bất thường, có hướng xử trí tốt nhất không gây ảnh hưởng về sau.
- Không sử dụng quá nhiều loại kháng sinh trong cùng một đợt điều trị.
Nói chung, không chỉ riêng thuốc kháng sinh mà tất cả các loại thuốc điều trị hay sản phẩm bổ trợ sức khỏe khác vẫn luôn có 2 mặt lợi và hại. Việc dùng thuốc ở phụ nữ có thai cần phải thận trọng, cân nhắc giữa lợi và hại đối với mẹ và thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc để tránh gây những tác dụng không mong muốn xảy ra.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- D-Dimer tăng trong thai kỳ có nguy hiểm? Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Những biến chứng sau khi cắt tử cung Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Giải đáp đầy đủ về phẫu thuật cắt tử cung Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Buồn nôn nhưng không nôn được: Đặc điểm cơn ốm nghén khi mang thai Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Uống nước chanh có tốt cho bà bầu? Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Siêu âm phần phụ phải nhiều nang noãn có sao không? Thứ Hai, 28/08/2023, 14:00
- Ra máu âm đạo kéo dài khi mang thai ngoài tử cung nên làm gì? Thứ Hai, 28/08/2023, 13:00
- Thai 9 tuần bị bong bánh rau có tự hết được không? Thứ Hai, 28/08/2023, 11:00
- Ăn chuối có tốt cho mẹ bầu? Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- Các bài tập yoga cho người bị u nang buồng trứng Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- Kinh nghiệm chữa rụng tóc sau sinh Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00
- Biến chứng của u xơ tử cung: Những điều bạn cần biết Thứ Sáu, 25/08/2023, 00:00