Giao diện tiếp cận

Mách nhỏ cách tự theo dõi cơ thể khi bầu bí Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Mách nhỏ cách tự theo dõi cơ thể khi bầu bí

Bên cạnh việc khám thai định kỳ, mẹ bầu nên học cách tự theo dõi sự phát triển của thai nhi để kịp thời phát hiện sự cố.

Dưới đây là một số gợi ý cách tự theo dõi thai nhi tại nhà, mời các mẹ cùng tham khảo:

Theo dõi số lần thai máy

Thai nhi chuyển động là biểu hiện của bé đang khỏe mạnh và phát triển bình thường trong bụng mẹ. Vì vậy, việc mỗi ngày theo dõi, xác định chuyển động (thai máy) có thể cho biết trước sự an nguy của bé. Phụ nữ có thai nói chung phải đến tháng thứ 4-5 mới có thể cảm thấy thai máy. Càng đủ tháng thì thai máy càng khỏe. Khi chửa quá thai kỳ, hiện tượng thai động sẽ giảm đi chút ít, vì thế phải theo dõi ngay hoặc vào bệnh viện kiểm tra, xác định lại tình trạng của thai để có cách xử trí kịp thời.

Cách theo dõi: Thai máy là những cử động như những nhịp gõ vào thành bụng hay những cử động uốn tròn làm cho thành bụng lệch hay méo một bên, nhưng không phải tất cả các bà mẹ đều có thể dễ dàng nhận biết, cho nên bà mẹ cần phải học cách để biết đếm và theo dõi cử động thai hàng ngày. Cách đếm như sau: Mỗi ngày đếm số lần cử động thai nhi 3 lần: sáng, trưa, chiều (tối thiểu một lần trong ngày). Đếm số lần cử động của thai nhi trong một giờ.

Cách ghi nhận:

1. Thai khỏe mạnh: thai cử động 4 lần trong một giờ.

2. Nếu thai cử động ít hơn hoặc bằng 3 lần trong 1 giờ cần phải đếm thêm một giờ nữa bởi vì thai nhi có thể ngủ, thời gian trung bình thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.

3. Nếu vẫn ít hơn hoặc bằng 3 lần/giờ thì cần đếm liên tục trong 12 giờ (từ 8h sáng đến 8h tối).

Bình thường: hơn 10 cử động/12 giờ

Bất thường: ít hơn 10 cử động/12h. Lúc này mẹ bầu cần nhập viện để đánh giá sức khỏe của thai nhi.

Theo dõi thai qua chiều cao đáy tử cung

Đo chiều cao đáy tử cung phải bắt đầu từ tuần 28 sau khi mang thai. Nếu người phụ nữ mang thai không thể đến bệnh viện kiểm tra theo dõi định kỳ hoặc muốn tự mình theo dõi thai kỳ thì việc đo này càng quan trọng hơn.

Cách đo: Từ chính giữa bụng dưới (đáy tử cung) xuống đến xương mu là chiều cao đáy tử cung, đo mỗi tuần một lần. Bình thường nó sẽ tăng 0,5-1,5 cm. Nếu đo liên tục ba lần mà chiều cao đáy tử cung không tăng lên thì có khả năng thai nhi phát triển chậm. Nếu trong một tuần mà nó tăng quá 8 cm thì có thể do đa ối, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Theo dõi những triệu chứng thường gặp khác:

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm, nếu thấy các triệu chứng sau đây thì cần phải đề cao cảnh giác, kịp thời đến bệnh viện điều trị:

Nôn ói nhiều lần

Nôn mửa nhẹ là biểu hiện thường thấy nhất trong thời kỳ có thai ở giai đoạn đầu, qua vài tuần thì hết không cần điều trị gì. Nhưng nôn mửa nhiều lần và có tính liên tục, ăn vào thứ gì nôn ra thứ ấy, thậm chí kể cả nước uống thì có thể dẫn tới mất nước và điện giải, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con, cần đi khám và điều trị ngay.

Âm đạo chảy ra chất như nước: Cần kiểm tra xem có phải là nước ối không, cần cảnh giác với màng thai bị rách sớm hoặc sinh non.

Âm đạo chảy máu

Nếu âm đạo chảy máu thì là hiện tượng không thể coi thường được. Nếu thấy đau bụng dưới thì có thể nghĩ đến sẩy thai, chửa ngoài dạ con, nhau thai bị rách sớm hoặc sinh non, cần phải đến bệnh viện ngay. Nhưng trong một tháng đầu mang thai, có thể có chút ít kinh nguyệt, nếu không thấy có triệu chứng gì khác thì đó là hiện tượng bình thường, không cần hoảng hốt.
 
Đau tức bụng dưới

Đau bụng từng cơn, có cảm giác đau đẻ, kèm theo mỏi lưng, nhất là có hiện tượng chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu báo trước của sẩy thai hoặc sinh non, rau tiền đạo.

Sưng phù nặng

Thời kỳ giữa và cuối của thời kỳ mang thai, người phụ nữ có thể bị xuống máu chân gây phù nhưng không khó chịu gì, đó là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu phù nghiêm trọng có kèm tăng huyết áp phải nghĩ đến nhiễm độc thai nghén.
 
Cân nặng tăng quá nhanh

Nếu mỗi tuần lên cân quá 400 g thì có khả năng sinh đôi, đa ối hoặc nhiễm độc thai nghén, cần đi khám ngay.
 
Bị cảm, cúm, sởi

Trong ba bốn tháng đầu thai nghén nếu bị nhiễm sởi hoặc cúm thì rất dễ gây nguy hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu xác định bị cúm hoặc sởi, nên đến khám tại khoa sản, bác sĩ có các biện pháp xử lý kịp thời.
 
Tiểu tiện khác thường

Nếu tiểu có cảm giác rát đau hoặc có đau bụng, bị lạnh và sốt, có khả năng bị viêm nhiễm hệ tiết niệu.

Lượt xem: 939

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 6
Lượt truy cập: 34704368

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik