Lưu ý khi dùng thuốc trị nhiễm nấm âm đạo Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Nhiễm nấm âm đạo được coi là bệnh phụ khoa thông thường nhưng không có nghĩa là có thể điều trị dễ dàng.
Loại không phức tạp, không thường xuyên xảy ra và loại từ nhẹ đến trung bình, có thể do nấm Candida albicans và ở những phụ nữ không có tổn thương về chức năng miễn dịch.
Viêm âm hộ - âm đạo tái diễn: Khi có từ 4 đợt viêm trong 1 năm.
Liệu pháp tại chỗ trong 7 - 10 ngày (clotrimazole hay miconazole) hoặc fluconazole uống, gồm 3 liều, mỗi liều cách nhau 3 ngày (ngày 1, 4 và 7). Liều duy trì: fluconazole mỗi tuần, trong 6 tháng.
Viên nang boric acid: Có thể dùng để điều trị viêm âm đạo do nấm tái diễn và khó chữa. Viên nang đặt âm đạo hàng ngày cho đến khi nuôi cấy vi khuẩn cho kết quả âm tính (10 - 14 ngày). Không dùng cho trẻ em. Với nhiễm nấm âm đạo tái diễn, lúc đầu điều trị duy trì bằng thuốc đặt tại chỗ cách nhật, sau đó giảm liều, mỗi tuần chỉ 2 lần.
Có nhiều loại thuốc đặt âm đạo khác nhau, cần sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.
Viêm âm hộ - âm đạo nặng: Liệu pháp tại chỗ trong 7 - 14 ngày với nhóm thuốc có azole: butoconazole, clotrimazole, miconazole hay terconazole hoặc fluconazole uống, sau 72 giờ uống thêm 1 liều nữa. Cũng có thể dùng thêm mỡ nystatin hay mỡ steroid liều thấp.
Viêm âm hộ - âm đạo không do nấm Albican: Liệu pháp không có fluconazole trong 7 - 14 ngày. Dùng viên nang chứa boric acid đặt âm đạo, 2 lần mỗi ngày trong 14 ngày.
Viêm âm hộ - âm đạo ở bệnh nhân có hệ miễn dịch kém: Liệu pháp tại chỗ 7 - 14 ngày.
Viêm âm hộ - âm đạo ở phụ nữ có thai: Thuốc đặt tại chỗ 7 ngày. Chống chỉ định dùng fluconazole.
Ticonazole thuốc kháng nấm phổ rộng. Thuốc mỡ 6,5%, đưa vào âm đạo 1 lần. Không dùng cho trẻ em.
Ngoài ra, hỗ trợ điều trị bằng:
Chế độ ăn: Bổ sung acidophillus (một loại men có trong sữa chua) có thể giúp phòng ngừa viêm âm đạo, nhất là khi bệnh nhân dùng kháng sinh.
Lối sống: Kiêng quan hệ tình dục và không thụt rửa âm đạo cho đến khi có chẩn đoán rõ ràng. Quan hệ tình dục có bảo vệ (dùng bao cao su) cho đến khi khỏi hẳn.
BS. Xuân Anh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00