Lợi ích của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và khám sức khỏe tiền hôn nhân Thứ Hai, 20/05/2024, 00:00
Nếu như ở một số nước phát triển trên thế giới, khám sức khỏe tiền hôn nhân là điều kiện bắt buộc thì tại Việt Nam hiện nay, kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi kết hôn là hoàn toàn tự nguyện.
Trên thực tế, nhiều người vẫn có tâm lý e ngại về việc khám sức khỏe sinh sản, kể cả sức khỏe sinh sản vị thành nên và sức khỏe sinh sản trước khi kết hôn. Chỉ khi, cơ thể xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt và hạnh phúc gia đình, người bệnh mới quyết định đi khám bệnh.
Tuy nhiên, đây làm một quan niệm sai lầm cần sớm thay đổi bởi để đến lúc này, bệnh đã diễn biến phức tạp khiến bỏ lỡ có hội điều trị bệnh, quá trình điều trị bệnhị gặp nhiều khó khăn hoặc ít có cơ hội điều trị khỏi bệnh.
Lợi ích của chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên?
Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên là vấn đề mà xã hội rất quan tâm. Hiện nay, tình trạng quan hệ tình dục sớm, tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục ở lứa tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng.
Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm, cả nước có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được ghi nhận, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Còn theo thông tin của Tổng cục Dân số, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm, song tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai.
Trong khi, kiến thức, kỹ năng cơ bản để bảo vệ sức khỏe của lứa tuổi này còn hạn chế. Hơn nữa, khi giáo dục về sức khỏe sinh sản cho các em, cha mẹ cũng thường có tâm lý e dè, né tránh, trong khi các em rất cần được hướng dẫn đầy đủ, sâu sắc.
Trong thời kỳ vị thành niên nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản, trẻ dễ bị dụ dỗ, lường gạt, mua chuộc, xâm hại và dễ bắt chước những thói hư tật xấu. Những nguy cơ hay gặp ở trẻ là: Mang thai sớm ngoài ý muốn, dễ sảy thai, đẻ non, nhiễm độc thai, làm tăng nguy cơ tử vong của người mẹ; Làm mẹ quá trẻ, trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc bệnh hoặc thậm chí tử vong
Việc phá thai ngoài ý muốn ở trẻ vị thành niên có thể dẫn đến các tai biến như nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh; Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và thậm chí nhiễm HIV/AIDS. Trẻ có thể bị khủng hoảng, hoang mang về tâm lý…
Vì vậy, trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, cần cung cấp kiến thức để trẻ nữ cần biết cách vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt, Trẻ nam phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình để đi khám kịp thời. Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc bệnh lây qua đường tình dục và nhất là HIV/AIDS.
Lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân
Lợi ích lớn nhất của khám tiền hôn nhân là giúp đánh giá sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản của các cặp đôi trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Từ đó, bác sĩ cũng có thể phát hiện sớm các bệnh lý di truyền để đưa ra lời khuyên giá trị giúp các cặp đôi điều chỉnh sức khỏe.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân cũng giúp các cặp đôi chuẩn bị tốt tâm lý cho đời sống vợ chồng, chuyện sinh con, khắc phục và điều trị sớm các nguy cơ bệnh tật về sinh dục và sinh sản. Đây là yếu tố quan trọng để bạn bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, các cặp đôi sẽ được kiểm tra, tư vấn về các vấn đề như: sức khỏe sinh sản, tiêm ngừa, thuốc đã và đang sử dụng, các vấn đề về sức khỏe mãn tính,…
Ngoài những vấn đề trên, bác sĩ có thể thảo luận và đưa nhiều lời khuyên hữu ích về một số vấn đề như làm sao ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi, làm thế nào để cải thiện sức khỏe, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, mẹo để chuẩn bị mang thai,…
Những đối tượng nào cần được vận động khám đi khám sức khỏe tiền hôn nhân?
Theo các chuyên gia y tế, những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tâm thần, bênh di truyền, người có nguy cơ bị khuyết tật về gen; người bị nhiễm chất độc hóa học, người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại và các bệnh lây nhiễm sẽ được vận động đi kiểm tra sức khỏe trước khi có ý định sinh con.
Đánh giá từ phía chuyên môn, CKI Vũ Thị Thu Hằng – Bác sĩ Phụ khoa của Hệ thống Y tế Thu Cúc cho rằng: "Khám sức khỏe tiền hôn nhân là một bước đệm vô cùng quan trọng đối với các cặp đôi. Thực tế hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng sau khi kết hôn về mới bắt đầu phát hiện các vấn đề về sức khỏe sinh sản, từ đó dẫn đến mâu thuẫn gia đình, thậm chí gia tăng tỷ lệ ly hôn."
Ước tính tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng đối diện với vấn đề vô sinh, hiếm muộn. 50% trong số đó thuộc độ tuổi dưới 30. Những con số "biết nói" này phần nào cho thấy nguy cơ đáng lo ngại mà các cặp đôi đang phải đối diện hiện nay nếu chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt sức khỏe trước khi bước vào cuộc sống gia đình.
Kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân có được bảo mật không?
Theo Điều 25 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định về kiểm tra sức khỏe trước đăng ký kết hôn như sau:
1. Khuyến khích nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn bao gồm những nội dung liên quan đến bệnh di truyền; bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS.
2. Cơ sở thực hiện kiểm tra sức khoẻ thông báo kết quả kiểm tra và tư vấn về ảnh hưởng của bệnh đối với sức khoẻ cho cả hai bên nam, nữ; bảo đảm bí mật của kết quả kiểm tra sức khoẻ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, kết quả khám sức khỏe tiền hôn nhân (Kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn) sẽ được bảo đảm bí mật.
Theo Suckhoedoisong
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
- Sống ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới! Chủ Nhật, 16/06/2024, 00:00
- Ngày của Cha năm 2024 Thứ Bẩy, 15/06/2024, 00:00
Các tin khác
- Những cung hoàng đạo này có thể là tri kỷ của bạn và sẽ rất tương thích trong các mối quan hệ Chủ Nhật, 19/05/2024, 00:00
- Tìm hiểu một số lá cờ tự hào của cộng đồng LGBT+ Thứ Bẩy, 18/05/2024, 00:00
- Não ra sao khi ta “thăng hoa” trong cuộc yêu? Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Tình yêu "độc hại" - Nên hay không? Thứ Sáu, 17/05/2024, 12:00
- Aftercare - Bí quyết để tránh cuộc yêu “đầu voi đuôi chuột” Thứ Sáu, 17/05/2024, 09:00
- NƯỚC MỸ: QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Phần 4) Thứ Sáu, 17/05/2024, 00:00
- NƯỚC MỸ: QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Phần 3) Thứ Năm, 16/05/2024, 15:00
- NƯỚC MỸ: QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Phần 2) Thứ Năm, 16/05/2024, 00:00
- NƯỚC MỸ: QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Phần 1) Thứ Tư, 15/05/2024, 00:00
- Một số mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên tại các địa phương Thứ Tư, 15/05/2024, 00:00
- “Ngày của Mẹ” - Nguồn gốc và Ý nghĩa Chủ Nhật, 12/05/2024, 00:00
- Con trẻ và điện thoại: Cấm thì thương, buông thì... mệt đầu Thứ Sáu, 03/05/2024, 12:00