Làm thế nào để có thể thấu hiểu bản thân đúng cách Thứ Ba, 12/01/2021, 10:00

Vào một buổi tối thứ ba, như thường lệ, tôi vùi mình trong văn phòng tối, nhìn vào số liệu mới vừa thu thập được. Mới vài tuần trước đây, tôi và đội mình bắt đầu thực hiện một nghiên cứu về mối tương quan giữa việc tự chiêm nghiệm bản thân của con người với kết quả của nó như mức độ hạnh phúc, stress, hay mức độ hài lòng với công việc hiện tại,…Tôi đã tin rằng khi càng dành nhiều thời gian quan sát, xem xét nội tâm, con người sẽ càng hiểu rõ bản thân mình, và kết quả sẽ rất khả quan, tác động rất tốt đến đời sống con người.
Nhưng trái với những gì tôi đã tự tin, rất bất ngờ, số liệu thu thập được đã phản ánh điều ngược lại. Những người càng tập trung vào việc xem xét bản thân càng có xu hướng rơi vào trầm cảm, stress, lo lắng, không hạnh phúc với công việc cũng như các mối quan hệ hiện tại. Càng chìm đắm vào việc suy ngẫm, họ càng cảm thấy mất kiểm soát đối với cuộc sống. Và hậu quả càng trở nên tệ hơn nếu họ càng suy nghĩ nhiều...
Vì sao những điều này lại quan trọng? Sau nhiều năm nghiên cứu tìm hiểu về nhận thức, tôi tin rằng, những tính chất quan trọng nhất đưa đến thành công hiện nay đều bắt nguồn từ nhận thức bản thân của con người - chẳng hạn như: trí tuệ cảm xúc, sự đồng cảm, tầm ảnh hưởng, khả năng thuyết phục, khả năng giao tiếp và hợp tác. Khi không hiểu bản thân mình, bạn không thể “master” được những kỹ năng quan trọng cần thiết để trở thành một leader dẫn dắt, hay một thành viên vững chắc, hoặc để tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp.
Liệu việc tự suy ngẫm về bản thân có phải là cách để ta hiểu bản thân mình? Ngoài những việc như đào sâu tâm hồn, đào lại những trải nghiệm, cảm xúc cũ hay tự vấn mình câu hỏi “tại sao mình lại như thế này?”, thì liệu có cách nào tốt hơn để bạn thực sự hiểu mình? Khi tập trung ngẫm về bản thân, chúng ta luôn cố hiểu vì sao mình lại có những cảm xúc như vậy (“Sao mình lại cảm thấy buồn sau buổi gặp mặt đó?”), bắt đầu nghi ngờ những tín ngưỡng của mình (“Liệu mình có thực sự tin vào những điều mình đã nghĩ rằng mình tin tưởng?”), nghĩ về tương lai (“Công việc nào sẽ khiến mình thực sự hạnh phúc?”), hay cố tìm câu trả lời cho hành vi của mình (“Vì sao lại tự trách bản thân chỉ vì một lỗi nhỏ như vậy?”)
Việc tự suy xét quá mức có thể đánh lừa nhận thức của bạn về bản thân, gây nên chuỗi những hậu quả ngoài ý muốn. Thậm chí, việc này mang đến cho bạn các cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ thiếu động lực và ngăn cản bạn tiến đến sự lạc quan. Chúng ta dễ dàng đánh lừa bản thân khi nghĩ rằng ta đã chắc chắc về một vấn đề. Theo Đức Tarthang Tulku, những lúc ấy, ta giống như một con mèo đói nhìn thấy chuột, chúng ta vồ lấy một lý giải “hợp lý” chưa được xác thực.
Việc xem xét nội tâm không phải không tốt, chỉ là chúng ta đang thực hành nó sai cách. Khi ta lý giải những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của mình - ta luôn tìm kiếm câu hỏi “Tại sao”, vồ lấy câu trả lời dễ dàng nhất và cho là nó đúng. Đây là kết quả của “ Thiên kiến xác nhận” (confirmation bias) - thuật ngữ cho việc: Bạn luôn chỉ tìm kiếm, ghi nhớ thông tin chứng minh cho quan điểm sẵn có của bản thân mà không xem xét những ý kiến trái chiều.
Hỏi quá nhiều câu hỏi “Tại sao?” sẽ khiến não bộ vận hành bạn sai hướng. Giả sử tôi hỏi bạn về mối quan hệ hôn nhân hiện tại. Và giả sử, đêm qua, bố mẹ chồng bạn hẹn sẽ đến thăm nhà. Và giả sử, chồng bạn thay vì phải ở nhà cùng bạn chuẩn bị bữa ăn tối và cùng tiếp đãi bố mẹ, anh ấy lại ở văn phòng rồi về muộn, để bạn một mình chuẩn bị mọi thứ. Và như vậy, theo một hiện tượng gọi là “recency effect” (hiệu ứng hồi quy), não bộ dẫn dắt bạn trả lời cho câu hỏi ban nãy - “Anh ấy ít ở nhà, thường để tôi một mình với bố mẹ anh ấy”, dù việc này không thường xảy ra với bạn. Cũng giống như vậy, giả sử nếu việc xảy ra gần đây là: chồng bạn bất ngờ dẫn bạn đi hẹn hò, nghỉ ngơi sau một tuần làm việc; não bộ sẽ khiến bạn cảm thấy mối quan hệ này tuyệt vời hơn trong thực tế.
Việc hỏi “Tại sao?” quá mức sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của con người. Khi những sinh viên Đại học British không làm được bài test IQ, người ta hỏi lý do cho những cảm nhận của họ. Kết quả cho thấy, so với những nhóm người khác, họ liền suy nghĩ tiêu cực, và những những tiêu cực đó kéo dài tận 12 tiếng sau đó. Câu hỏi “Vì sao?” khiến ta chỉ tập trung vào vấn đề xảy ra, tìm cách đổ lỗi thay vì nhẹ nhàng cho qua lỗi lầm.
Vậy thay vì “Tại sao?”, câu hỏi mà ta cần đặt là gì? Nghiên cứu của hai nhà tâm lý học J. Gregory Hixon và William Swann đã cho cùng một câu trả lời đơn giản. Họ chọn hai nhóm sinh viên và yêu cầu các sinh viên tự chấm độ chính xác của một bài tập “Tự đánh giá tính hòa đồng, thân thiện, sức hút của bạn” mà họ từng làm trong học kỳ trước. Trước khi tự đánh giá, nhà nghiên cứu đưa ra hai câu hỏi cho hai nhóm sinh viên, một nhóm là câu hỏi “Vì sao bạn là người như vậy?”, nhóm còn lại là câu hỏi “Bạn là người như thế nào?”. Kết quả cho thấy, một bên đưa kết quả tích cực, bên còn lại cho đáp án tiêu cực. Bên được hỏi “Tại sao” chỉ tập trung vào mặt tiêu cực trong tính cách của họ. Tác giả kết luận rằng “Để trả lời câu hỏi “tại sao”, nhóm sinh viên dành thời gian để tập trung vào biện minh hay hợp lý hóa một thông tin tiêu cực.” Trong khi đó, nhóm sinh viên cho câu hỏi “là thế nào, là cái gì” lại dành thời gian tiếp thu thông tin có thể giúp họ hiểu thêm về bản thân mình. Bài học được rút ra là: đặt câu hỏi “cái gì, thế nào” khiến ta tò mò, muốn khám phá tìm hiểu thêm về bản thân. Còn câu hỏi “tại sao” chỉ khơi gợi cho ta những cảm xúc tiêu cực.
Trong một nghiên cứu được thực hiện với đội mình, chúng tôi tập hợp một nhóm gồm 50 thành viên đều là các nhà start-up các doanh nghiệp. Khi xem các bài phát biểu của họ, chúng tôi nhận ra câu hỏi “cái gì” xuất hiện nhiều hơn hẳn “vì sao”. Thực tế, khi thống kê kỹ, “tại sao” chỉ xuất hiện dưới 150 lần trong khi câu hỏi “cái gì” được nhắc đến hơn 1,000 lần. Một người phụ nữ 42 tuổi, từng rời bỏ ngành luật khi nhận ra con đường đó không phù hợp với cô đã trả lời phỏng vấn rằng: “Khi tôi cố tìm hiểu “Tại sao”, nó khiến tôi đặt bản thân mình vào vị trí nạn nhân bị như thế… Và khi tôi ổn định lại, tôi hỏi bản thân “Chuyện gì đang xảy ra?”, “Mình đang cảm thấy gì?”, “Tiếng nói mách bảo trong mình là gì?”; “Mình có thể nhìn những gì đang xảy ra theo góc nhìn nào khác?” hay “Mình có thể làm gì để mọi chuyện tốt hơn?”
Để hiểu rõ nội tâm, công thức thường dùng là What not why (Cái gì thay vì Tại sao). Câu hỏi “Tại sao” sẽ kéo bạn về những giới hạn bản thân; ngược lại, câu hỏi “Cái gì” khiến bạn tìm thấy tiềm năng của mình. “Tại sao” khơi gợi tiêu cực, còn “Cái gì” lại khơi gợi sự tò mò tìm hiểu. “Tại sao” khiến ta kẹt lại trong quá khứ, “cái gì” lại giúp ta kiến tạo chính mình tốt hơn. Đặt ra câu hỏi này giúp con người hiểu sâu sắc bản thân và kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Khi bạn trở về sau một ngày dài mệt mỏi, cáu gắt với mọi thứ. Những lúc ấy, bạn lại đặt cho bản thân câu hỏi “Sao mình lại như vậy?” rồi trong đầu hiện lên những câu trả lời vô ích như “Bởi vì mình ghét Thứ hai!” hay “Bởi vì mình là một con người tiêu cực!”. Thay vì vậy, câu hỏi “Mình đang cảm thấy như thế nào?” sẽ giúp bạn nhận ra mình đã trải qua một ngày làm việc tất bật, cảm thấy kiệt sức và rất đói. Bạn đứng dậy, nấu một bữa tối cho mình, gọi cho người bạn thân tán gẫu rồi lên giường nghỉ ngơi.
Những lúc mệt mỏi như vậy, câu hỏi “Đang cảm thấy gì?” buộc bạn liệt kê ra những cảm xúc bạn đang cảm thấy. Khoa học đã chứng minh việc làm này ngăn sự kích thích vùng hạnh nhân của não bộ (amygdala) - nơi điều khiển cách ta phản ứng với các yếu tố kích thích. Vì vậy, ta có thể kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.
Tuy nhiên, khi bạn gặp phải tình huống như doanh nghiệp gặp khó khăn hay phải giải quyết vấn đề của đội nhóm, tổ chức, lúc ấy đặt câu hỏi “Tại sao” sẽ phát huy tác dụng. Chẳng hạn như khi sản phẩm được sản xuất ra không đạt chất lượng, bạn cần tìm hiểu lý do tại sao để chắc chắn rằng lần sau sản phẩm sẽ không mắc lỗi tương tự như thế. Tùy vào tình huống và mục đích cụ thể, câu hỏi “tại sao” giúp ta hiểu được nguyên nhân cốt lõi của sự việc, còn câu hỏi “cái gì” thường tốt trong việc giúp ta hiểu bản thân mình.
Thanh Ngân - Nguồn: ToMo - Learn Something New
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 30 mẹo để giành được sự tôn trọng của người khác! Thứ Bẩy, 18/01/2025, 00:00
- Bạo lực tình dục có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe Thứ Sáu, 10/01/2025, 00:00
- 20 Điểm Chung Của Những Người Có Mối Quan Hệ Tuyệt Vời Thứ Ba, 07/01/2025, 00:00
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Điểm hấp dẫn nhất, khiến người khác "si mê" của một người độc thân nằm ở đâu? Thứ Ba, 12/01/2021, 09:00
- Lời nhắn nhủ cho tuổi 35 Thứ Hai, 11/01/2021, 19:00
- Làm thế nào để học cách trân trọng bản thân? Thứ Hai, 11/01/2021, 18:00
- Mối tình năm 17 tuổi là mối tình của thanh xuân Thứ Hai, 11/01/2021, 11:00
- Tình đầu là tình đau nhất phải không em? Thứ Năm, 07/01/2021, 19:00
- Em đừng một mình nữa, có anh ở đây rồi Thứ Năm, 07/01/2021, 18:28
- Em sẽ không trốn mình khóc trong những cơn mưa Thứ Năm, 07/01/2021, 17:30
- Yêu thầm là cho đi vô điều kiện Thứ Năm, 07/01/2021, 16:00
- Mắc kẹt trong nỗi nhớ Thứ Tư, 06/01/2021, 14:00
- 7 dấu hiệu bạn thiếu thốn, đeo bám trong mối quan hệ Thứ Hai, 04/01/2021, 20:00
- Thanh xuân có một nỗi buồn mang tên hạnh phúc Thứ Hai, 04/01/2021, 11:00
- Tên của nàng là "Trà xanh" nhưng không hề thanh mát Thứ Sáu, 01/01/2021, 09:00