Làm gì sau khi mổ nội soi u nang buồng trứng? Thứ Sáu, 01/09/2023, 00:00
Phẫu thuật nội soi điều trị u nang buồng trứng là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả và triệu để được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên các vấn đề chăm sóc sau mổ cũng cần được lưu ý để người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng. Vậy cần làm gì sau khi mổ nội soi u nang buồng trứng?
1. Khi nào cần phải phẫu thuật để điều trị u nang buồng trứng?
Không phải lúc nào u nang buồng trứng cũng cần phẫu thuật để điều trị. Chỉ một số các trường hợp mà phụ nữ cần phẫu thuật khi bị u nang buồng trứng như sau:
- U nang có kích thước lớn khoảng 80 mm trở lên, chèn ép vào các cơ quan lân cận.
- U nang buồng trứng phát triển nhanh trong 2-3 tháng đầu theo dõi.
- U nang 2 buồng trứng.
- Dù mãn kinh nhưng u nang buồng trứng vẫn xuất hiện và phát triển quá nhanh về kích thước, tiên lượng u nang ác tính.
U nang buồng trứng có 2 phương pháp phẫu thuật chính là mổ hở và mổ nội soi. Trong đó mổ nội soi thể hiện sự vượt trội so với mổ hở đối với các khối u lành tính, kích thước nhỏ (< 50 mm) và nằm ở vị trí dễ can thiệp và không bị cơ quan nào che lấp. Ngoài ra, mổ nội soi là phương pháp có tỷ lệ an toàn cao, hiệu quả, di chứng thấp, sẹo nhỏ và thẩm mỹ, bệnh nhân mất ít máu và giảm đau hơn.
2. Làm gì sau khi mổ nội soi u nang buồng trứng?
Sau khi mổ nội soi u nang buồng trứng, thời gian hồi phục có thể từ 5 - 7 ngày. Trong thời gian này người bệnh nên thực hiện một số lưu ý sau:
- Uống nhiều nước lọc giúp thải độc ra khỏi cơ thể.
- Ưu tiên nghỉ ngơi nhiều.
- Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.
- Trong quá trình phục hồi không được hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích.
- Tập các bài tập thể dục vừa sức thường xuyên như đi bộ từ 10 - 15 phút 2 lần/ mỗi ngày vào sáng và chiều. Tránh các bài tập thể dục nặng như chạy, gym hay nâng tạ.
- Giới hạn thời gian đi lại, không vận động quá 4 giờ đồng hồ.
- Thay băng gạc thường xuyên theo lịch hẹn.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra mức độ lành của vết thương và tình hình sức khoẻ của bạn.
3. Sau khi mổ nội soi u nang buồng trứng nên ăn gì?
Sau khi phẫu thuật lấy khối u ở buồng trứng, người bệnh cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là các loại thực phẩm mà người bệnh nên ăn:
- Rau xanh: ăn nhiều rau xanh giàu các loại vitamin C, K, các loại xơ, khoáng chất,... tốt cho tiêu hoá.
- Thực phẩm giàu omega 3: loại chất béo lành mạnh cho sức khoẻ, rất tốt cho sức khỏe.
- Bổ sung chất béo lành mạnh để cân bằng hormone.
- Nên ăn các món ăn loãng, dễ tiêu, chứa nhiều dinh dưỡng như cháo, súp, canh hầm,...
- Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể.
- Các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng vitamin và chất xơ cao giúp thải độc tố và sản sinh nội tiết nữ.
- Bổ sung thêm thịt trắng và sữa trong các bữa ăn để tăng cường chất dinh dưỡng, giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Sau mổ u nang buồng trứng cũng nên chú ý kiêng các món như:
- Không nên sử dụng thịt đỏ sau khi phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng để tránh viêm nhiễm và kích thích tái phát bệnh, kéo dài thời gian làm lành vết thương.
- Hạn chế dùng nhiều đồ cay, nóng, chứa nhiều chất béo, các chất kích thích.
- Đồ nếp và cách thực phẩm có kích thích như cơm nếp, xôi nếp dễ gây mưng mủ và dẫn tới sẹo lồi. Hạn chế ăn hải sản, da gà,... vì đây là thực phẩm mang tính kích ứng cao, gây ngứa, khó chịu.
- Các thực phẩm men hoặc sinh khí như dưa muối, cà muối, bắp cải muối, nước ngọt có ga.
- Kiêng vận động mạnh, tránh thức khuya, làm việc nặng.
Theo Vinmec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
Các tin khác
- Làm thế nào để giảm nghén khi mang thai? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Bị viêm tuyến sữa uống kháng sinh gì? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Mang bầu 8 tháng uống kháng sinh có sao không? Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- Tuyệt chiêu tính ngày rụng trứng giúp vợ chồng dễ thụ thai Thứ Tư, 30/08/2023, 00:00
- D-Dimer tăng trong thai kỳ có nguy hiểm? Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Những biến chứng sau khi cắt tử cung Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Giải đáp đầy đủ về phẫu thuật cắt tử cung Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Buồn nôn nhưng không nôn được: Đặc điểm cơn ốm nghén khi mang thai Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Uống nước chanh có tốt cho bà bầu? Thứ Ba, 29/08/2023, 00:00
- Siêu âm phần phụ phải nhiều nang noãn có sao không? Thứ Hai, 28/08/2023, 14:00
- Ra máu âm đạo kéo dài khi mang thai ngoài tử cung nên làm gì? Thứ Hai, 28/08/2023, 13:00
- Thai 9 tuần bị bong bánh rau có tự hết được không? Thứ Hai, 28/08/2023, 11:00