Làm gì khi bị xuất tinh ra máu? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Làm gì khi bị xuất tinh ra máu?
tamsubantre.org - Tinh dịch thường có màu trắng đục, vì thế khi thấy tinh dịch có màu sắc bất thường, nhiều người đã lo sốt vó và tìm cách chạy chữa. Trong đó, tinh dịch có màu hồng được nhiều người lo ngại hơn cả vì nó là biểu hiện của việc xuất tinh ra máu.
Nguyên nhân gây xuất tinh ra máu
Xuất tinh ra máu, nghe đã thấy rùng rợn vì nhiều bạn tưởng tượng “tinh dịch thì ít và máu thì nhiều nên chỉ thấy màu đỏ thôi”. Nhưng kỳ thực, chỉ cần tinh dịch của bạn có màu hồng, có lẫn chút máu thì đã được gọi là xuất tinh ra máu rồi.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất tinh ra máu
Nguyên nhân thứ hai cũng khá nhiều người mắc là do cậu nhỏ bị viêm nhiễm. Việc bị viêm nhiễm sẽ kích thích niêm mạc, dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề của các ống, các tuyến của đường dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt và niệu đạo, từ đó gây xuất tinh ra máu. Viêm nhiễm do hai thủ phạm chính gây nên là do bạn bị chấn thương cậu nhỏ hoặc bị nấm khi quan hệ tình dục.
Nguyên nhân thứ ba có thể do bạn bị tắc túi tinh và các nang túi tinh. Bệnh này gây căng và giãn túi tinh, lâu ngày làm đứt vỡ các mạch máu dưới niêm mạc. Và chúng chính là nguyên nhân khiến tinh dịch của bạn có màu hồng.
Và nguyên nhân đáng ngại nhất là ung thư: Ung thư dương vật, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho… đều có thể khiến “cậu nhỏ” của bạn xuất tinh ra máu.
Bên cạnh đó thì cũng có nhiều nguyên nhân khác như giãn tĩnh mạch niệu đạo, rối loạn đông máu, hémophilie, xơ gan, tăng huyết áp… cũng có thể “dính máu ăn phần” với hiện tượng xuất tinh ra máu
Làm gì khi bị xuất tinh ra máu?
Nếu bị xuất tinh ra máu, điều đầu tiên bạn cần làm là phải cực kỳ bình tĩnh và nhớ xem điều này đã xảy ra lần nào chưa. Nếu đây là lần đầu tiên và không kèm theo các biểu hiện đau khi đi tiểu, đau khi xuất tinh, đau khi đi ngoài, cảm giác căng vùng bìu, phù nề hoặc căng vùng háng, đau lưng, sốt hoặc rét thậm chí tiểu ra máu… thì bạn có thể tạm thời yên tâm. Vì đây là những biểu hiện của các bệnh về niệu đạo, tinh hoàn, mào tinh hoặc tuyến tiền liệt. Sau khi tĩnh dưỡng và theo dõi, nếu thấy những lần sau tinh dịch không có màu hồng nữa nghĩa là bạn chỉ bị chấn thương cậu nhỏ, khi cậu nhỏ khỏe lại thì bạn cũng không bị xuất tinh ra máu nữa.
Nếu hiện tượng xuất tinh ra máu của bạn tái diễn nhiều lần kèm theo những biểu hiện như trên đã nói thì đã đến lúc bạn “thôi” chờ bệnh tự khỏi mà phải tới ngay bệnh viện chuyên khoa. Ở đây, các bác sỹ sẽ xét nghiệm nước tiểu, cấy nước tiểu tìm vi khuẩn, xét nghiệm tinh dịch đồ, siêu âm tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt... để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Đi khám để được lời giải đúng nhất và chữa khỏi bệnh
Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về uống hay chủ quan không theo dõi những biểu hiện liên quan vì bệnh này không đơn giản. Máu trộn lẫn tinh trùng sẽ có hại vì các tế bào bạch cầu trong máu sẽ ăn tinh trùng (hiện tượng thực bào). Nếu tình trạng chảy máu cứ tái diễn thường xuyên, cơ thể sẽ hình thành các kháng thể kháng lại tinh trùng. Tốt nhất là khi phát hiện tinh dịch có màu sắc bất thường, các bạn trai nên đi khám sớm.
Tiểu Vấn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00