Không tinh trùng do đâu? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng không tinh trùng
Không tinh trùng là tình trạng không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch khi xuất tinh. Đây là tình trạng khá phổ biến ở những trường hợp vô sinh do nam.
Vô sinh do không tinh trùng được chia thành hai nhóm: do tắc nghẽn và không do tắc nghẽn. Trong nhóm do tắc nghẽn, nguyên nhân thường thấy nhất là do bất thường về cấu trúc hay chức năng của đường dẫn tinh. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân có phối hợp cả hai nguyên nhân.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng không tinh trùng nhưng thường gặp nhất là do rối loạn quá trình sinh tinh và bất thường ở đường dẫn tinh.
Rối loạn quá trình sinh tinh: Đây là nguyên nhân có thể chiếm đến 50% các trường hợp không tinh trùng. Sinh tinh là một quá trình phức tạp xảy ra bên trong tinh hoàn. Các rối loạn về sinh tinh có thể gặp như giảm sinh tinh, hội chứng chỉ có tế bào Sertoli... Bất thường về yếu tố di truyền cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng không tinh trùng. Có đến khoảng 30% trường hợp không tinh trùng hay tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng có bất thường về cấu trúc gene.
Bất thường ở đường dẫn tinh: Thường gặp nhất là do tắc ống dẫn tinh, nơi dẫn tinh trùng từ mào tinh đến niệu đạo sau trong quá trình xuất tinh. Tắc ống dẫn tinh có thể xảy ra sau viêm nhiễm hay trong một số trường hợp sau thắt ống dẫn tinh. Ngoài ra, một số dị tật bẩm sinh như không có ống dẫn tinh hai bên cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây không tinh trùng do tắc nghẽn. Tình trạng này có thể xuất hiện với tần suất khoảng 6%.
Một số nguyên nhân ít gặp khác có thể là rối loạn hoạt động đường dẫn tinh hay suy tuyến yên. Xuất tinh ngược dòng (tinh dịch được đưa ngược vào bàng quang) là một trong những nguyên nhân thường gặp của rối loạn đường dẫn tinh. Tình trạng này có thể xuất hiện lên đến 18% trong các trường hợp không tinh trùng.
Muốn sinh con trong các trường hợp vô sinh do không tinh trùng, nếu bệnh nhân không muốn xin tinh trùng người khác, một điều kiện tiên quyết là phải lấy được tinh trùng của người chồng. Trong trường hợp xuất tinh ngược dòng, tinh trùng có thể được lấy từ nước tiểu trong bàng quang (sau khi đã được điều chỉnh pH cho thích hợp). Trong các trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn, tinh trùng có thể được lấy từ mào tinh bằng vi phẫu thuật hay đâm kim xuyên qua da. Trong một số ít trường hợp, khi không thể lấy được từ mào tinh, tinh trùng có thể được lấy từ tinh hoàn. Tinh trùng thu được có thể được sử dụng trong kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm hay tiêm tinh trùng vào bào tương trứng.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00