Khống chế đau bụng khi ''đèn đỏ'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Đau bụng trong kì nguyệt san có thể gây ra nhiều rắc rối
tamsubantre.org - Những cơn đau bụng trong kì nguyệt san có thể khiến bạn phải đối mặt với hàng loạt rắc rối
Méo mặt vì đau bụng
Dù đã xác định tinh thần phải “sống chung với lũ”, nhưng cứ mỗi lần nguyệt san xuất hiện, Minh đều sợ “xanh mắt mèo”. Không phải vì số ngày của nó kéo dài gây bất lợi cho nhiều hoạt động mà bởi những cơn đau bụng kinh hoàng do nó gây ra. Minh nhớ nhất chuyện hôm vừa rồi, đang mải miết làm bài thi tuyển vào một công ty lớn ở Hà Nội, cô bạn bỗng thấy người như lả đi khi vùng bụng dưới bắt đầu xuất hiện cảm giác đau khó chịu. Biết là nguyệt san đã đến mà không báo trước, Minh cuống cuồng làm cho xong bài thi, nhưng hình như sự cố gắng lại tỷ lệ thuận với những cơn đau. Càng lúc, Minh càng cảm nhận rõ sự khó chịu đang lan tỏa khắp cơ thể. Từ đau âm ỉ, nó bỗng trở nên dữ dội. Và lúc này, việc duy nhất cô có thể làm là nộp bài sớm để về nhà nghỉ ngơi.
Khi có cảm giác đau bụng dữ dội, đã thử nhiều cách nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạn không những bị đau bụng mà còn buồn nôn, sốt hoặc cả cảm giác đau vùng xương chậu nhưng không phải vì lý do kinh nguyệt.Những cơn đau bụng thường bất chợt và có thể khá dữ dội. Cơn đau bụng xuất hiện và kéo dài hơn 5 ngày trước khi có kinh nguyệt và thậm chí sau khi “đèn đỏ” chấm dứt vẫn thấy có cảm giác bị đau bụng. Với những biểu hiện bất thường trên, nên tới gặp bác sĩ để kịp thời phát hiện ra những bất thường và có hướng điều trị. |
Tương tự như Minh, Huyền cũng đã bị “nguyệt san” chơi xỏ khi nó bỗng xuất hiện một cách đường đột, khiến cô bạn phải gánh chịu mọi “đòn roi” của gia đình người yêu. Chuyện là hôm đó, theo kế hoạch, Huyền sẽ đến nhà bạn trai ăn cơm nhân dịp bố người ấy đi công tác xa về. Tuy nhiên, khi giờ G gần đến, Huyền bỗng thấy bụng đau lâm râm vùng dưới rốn. Đoán có sự chẳng lành do “đèn đỏ” mang lại như mọi khi, cực chẳng đã, Huyền đành gọi điện thông báo không đến được vì lý do bất khả kháng. Tưởng sẽ được mọi người thông cảm, song gia đình người yêu cô lại một mực khẳng định: Huyền đang cố tình kiếm lý do để không phải đến dự bữa cơm thân mật. Đáng buồn hơn khi người ấy của Huyền cũng có chung suy nghĩ đó.
Giảm đau bằng cách nào?
Đau bụng kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra khá phổ biến và cũng như Huyền, như Minh, rất nhiều người đã và đang gặp phải những tình huống dở khóc dở cười do nguyệt san gây ra. Bởi thế, làm thế nào để khống chế những cơn đau là mong muốn của không ít bạn gái.
Còn với những tình huống không cấp bách, bạn có thể tắm nước ấm và dùng túi chườm đặt vào vùng bụng dưới. Hơi nóng của nước sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng và cơn đau bụng sẽ qua đi nhanh chóng. Một cách khác có tác dụng tương tự là dùng tay matxa vùng bụng dưới thật nhẹ nhàng. Với những động tác này, tư thế lý tưởng để thực hiện là nằm thẳng trên giường, tuy nhiên, bạn cũng có thể làm như vậy khi đang ngồi làm việc.
Trong những ngày này, cách tốt nhất để giảm cảm giác đau là tuân thủ chế độ ăn khoa học có nhiều tinh bột, chất đạm, rau xanh... Những loại nước trái cây như đu đủ, chuối vừa bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, vừa có tác dụng giúp cải thiện tình hình máu khó lưu thông trong thời điểm kinh nguyệt.
Giữ trạng thái tâm lý tốt cũng sẽ giúp bạn thấy bớt đau hơn. Do vậy, hãy kiềm chế mọi cơn nóng giận trong thời gian này. Hãy chịu khó đọc những câu chuyện cười, hay gặp gỡ những người mình yêu thích. Sự vui vẻ sẽ giúp bạn quên mất mình đang trong kì “đèn đỏ”.
Đau bụng kinh nguyệt tưởng như rất khủng khiếp, nhưng khống chế nó cũng không quá khó nếu bạn biết đến những thông tin này. Cho nên, bạn còn chần chừ gì nữa mà không biến nó thành kiến thức bỏ túi ngay bây giờ phải không?
Hồng Nguyên
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00